Thường xuyên thăm ruộng, ngắt bỏ lá bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh phát sinh lan truyền.
Bệnh cháy lá/khô đầu lá
Nấm
Triệu chứng
Bệnh gây nên những đốm trắng nhỏ tròn trũng hay đốm nâu nhạt sáng phát triển chiều dài lá. Đốm có đường kính khoảng 4 mm, xung quanh có vây sũng nước. Ngọn lá gục xuống một cách rõ rệt so với cây không bị bệnh ngọn lá đứng.
Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen. Bệnh chỉ gây hại trên lá bánh tẻ. Đốm luôn luôn phổ biến ở khu vực gân lá.
Nguyên nhân
Dưới điều kiện đất ẩm Botrytis cirerea kết hợp với B.squamosa gây hại.
Loài B.squamosa phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện đất ẩm. Chúng hoạt động mạnh nhất trong thời tiết ẩm, trời âm u, nhiều sương mù, sương muối, nhiệt độ dưới 180°C.
Ở những khu vực ít gió và độ ẩm cao hơn loại nấm này gây hại nặng hơn. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.
Những ruộng trồng quá dày, bón nhiều phân đạm, hoặc ruộng tưới nước quá ẩm bệnh phát triển nặng hơn. Nấm bệnh lan truyền nhờ gió.
Biện pháp phòng ngừa
Dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
Gieo trồng tập trung, đúng thời vụ sẽ hạn chế bệnh khô đầu lá.
Trồng đúng mật độ, khoảng cách. Không nên trồng quá dày và trên đất khó thoát nước.
Tưới nước theo phương châm "chân ẩm đầu khô" cung cấp đủ ẩm cho rễ nhưng không tưới quá đậm làm cho lá thoát hơi nước quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Vào những ngày có nhiều sương có thể tưới nước rửa sương vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.
Bón phân theo phương châm "nặng đầu, nhẹ cuối".