Bệnh dán cao

Nấm

Thu gom hết thân cành lá sau đốn ở bên trên tán chè thực hiện ép xanh thân cành (phụ lục kèm theo) và thực hiện phun thuốc trừ bệnh dán cao (như biện pháp hóa học).

Hoặc dùng vôi bột rắc đều trên mặt tán chè với lượng dùng 1.500 kg/ha ngay sau đốn (tránh rắc vôi bột vào ngày có mưa hay lượng sương mù lớn).

Triệu chứng

Ban đầu, xuất hiện một vết dán nhỏ màu trắng, mịn bám chặt vào cành hoặc thân cây, lá cây.

Trên vết bệnh nhìn thấy rõ sợi nấm đang phát triển rộng xung quanh có thể bao phủ kín thân cành, vết bệnh có khi dài tới 15-20cm.

Vết bệnh sau chuyển thành màu nâu vàng đến màu đỏ nâu bao bọc lấy thân cành như miếng dán trên cành chè nên gọi là dán cao cành chè.

Bệnh thường xuất hiện trên cành chè hoặc tại gốc chè.

Khi cây chè bị hại nặng (trên 50% số cành bị hại) vết bệnh lan lên cả lá chè và búp chè. Sợi nấm phát triển như mạng nhện phủ trên bề mặt lá và gây ra hiện tượng khô cành (chết).

Khi tách mảng nấm kiểm tra thấy chúng thường có cấu tạo 3 lớp đó là:

Lớp ngoài cùng có cấu tạo mỏng, mịn, dai, màu nâu đến đỏ nâu như chức năng bảo vệ hệ sợi bên trong và không thấm nước.

Lớp giữa là lớp hệ sợi nấm có cấu trúc không rõ ràng thường tập trung nhiều sợi giáp bề mặt phía bên trong của lớp ngoài.

Lớp trong cùng giáp với phần vỏ cây, có cấu tạo mỏng.

Khi tách vết bệnh thường lớp ngoài và lớp giữa bị tách ra dễ dàng.

Bệnh thường gây hại nhiều ở các nương chè đã khép tán, giai đoạn sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân

Bệnh do nấm Septobasidium pseudopedicellatum Burt gây ra.

Bệnh xâm nhiễm và gây hại chủ yếu tán chè (cành 1, 2 năm tuổi) khi bệnh hại nặng có thể lan và gây hại ở trên lá, cũng có khi xuất hiện và gây bệnh cho thân và cành lớn.

Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là từ 20 – 25°C và có độ ẩm cao là điều kiện cho bệnh phát triển và truyền lan nhanh (từ tháng 9 – 4 năm sau).

Nương chè chăm sóc kém, ít vệ sinh cỏ dại, vườn rậm rạp và có trồng xen cây đào, mận thường bị hại nặng hơn nương chè chăm sóc tốt và không có cây trồng xen.

Trong điều kiện tự nhiên, nguồn bệnh tồn tại trên thân, cành chè (hoặc trên cây đào, mận, cây ăn quả có múi…).

Bào tử nấm gây bệnh truyền lan chủ yếu qua gió, nước mưa, do hoạt động của côn trùng hoặc động vật sống xung quanh trên tán chè.

Ở các tỉnh phía Bắc hiện nay, bệnh dán cao cành chè mới chỉ phát hiện gây hại tại tỉnh Sơn La và Lai Châu, vùng có khí hậu mát, ẩm độ cao.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Khi có nhu cầu trồng mới, nên lựa chọn hom giống khoẻ từ những vườn chè giống không bị nhiễm bệnh để nhân giống hoặc mua cây giống từ những cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh cây giống có uy tín, rõ ràng, đúng quy định.

Thường xuyên xới xáo cỏ dại, thu gom và tiêu huỷ triệt để các bộ phận cây bị nhiễm bệnh (đối với nương chè có trồng xen các cây như cây mận, cây đào, cây ăn quả có múi… cũng cần phải cắt tỉa tán hợp lý).

Tỉa cây, tỉa cành cây che bóng, cây trồng xen hợp lý, đối với nương chè có cây che bóng, cây trồng xen (thời gian tỉa từ tháng 12 – 1).

Thực hiện biện pháp đốn (nhằm cải tạo khung tán kích thích sinh trưởng chè).

Ưu tiên áp dụng hái bằng cơ giới nhằm kéo dài thời gian giữa 2 lứa hái để đảm bảo đủ thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết phải sử dụng (hái bằng máy thời gian giữa 2 lứa hái từ 30 – 45 ngày).

* Biện pháp sinh học

Dùng Trichoderma để trừ bệnh khi nương chè mới xuất hiện bệnh (do Trichoderma chỉ có hiệu quả khi bệnh mới xuất hiện và gây hại nhẹ) thường vào tháng 9, 10.

Dùng Trichoderma để bổ sung vi sinh vật có ích cho đất trồng chè và xử lý thân cành chè sau đốn dạng ép xanh để cung cấp chất hữu cơ cho đất.

Lấp đất kín xác thực vật đảm bảo lớp đất phủ trên hoặc bằng 3 – 5 cm, ngay sau khi phun chế phẩm xử lý.

* Biện pháp hóa học

Đối với nương chè chưa bị bệnh: Thu gom hết thân cành lá sau đốn ở bên trên tán chè để làm vật liệu che phủ đất và thực hiện phun phòng bằng thuốc Boóc-đô 1% (lượng 500 – 600 lít dung dịch/ha) ngay sau đốn.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội