Thường xuyên thăm ruộng và loại bỏ cây bị bệnh khi phát hiện, đem chôn sâu hoặc đốt.
Bệnh đen thân
Vi khuẩn
Triệu chứng
Ngoài đồng, cây bị bệnh bị còi cọc và có thân nhỏ bất thường, các đốt ngắn và các nhánh hướng lên trên.
Các lá bị xoắn lên trên và cứng. Phần gốc của thân cây thường bị mục nát. Lá cây có thể chuyển sang màu vàng tươi và cuối cùng cây sẽ héo và chết.
Phần gốc của thân có các mô mềm, thối, đen. Khi cắt ngang thân có thể thấy các mạch có màu nâu.
Cây bị nhiễm vi khuẩn này tạo ra ít hoặc không có củ.
Củ bị bệnh thối và ướt, có mùi khó ngửi, vỏ thường chuyển màu nâu đến nâu sẫm, củ mềm. Vỏ củ bị biến thành cái bọc đầy nước.
Thịt củ bị thối nhũn và có nước dịch chảy ra. Trên bề mặt củ, ở phần mô bệnh đôi khi thấy có bọt nước màu vàng. Nếu cắt củ bệnh sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu.
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Pectobacterium atrosepticum gây ra.
Vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30 – 35°C, độ ẩm cao. Xâm nhập gây bệnh cho củ khoai qua vết xây xát.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Sử dụng củ trồng sạch bệnh. Có nguồn gốc lý lịch giống rõ ràng. Đơn vị cung cấp giống đáng tin cậy.
Luân canh 3 – 4 năm liên tục. Không luân canh, xen canh với cây trồng có cùng là ký chủ. Luân canh với lúa nước là tốt nhất, nhưng ruộng lúa bị bệnh khô vằn không nên trồng, nếu trồng khoai tây cần xử lý đất bằng thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh khô vằn trước khi trồng 5 – 7 ngày.
Thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng. Làm sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, tỉa bớt cành lá cho ruộng thông thoáng.
Bón phân cân đối, không dư thừa đạm vì điều này làm tăng thêm bệnh thối củ.
* Biện pháp hóa học
Xử lý đất bằng Sunfat đồng (3 – 4 kg/1000 m²).
Ngâm củ trong nước vôi 20% hoặc dung dịch Bordeaux 1% trong 5 – 10 phút, phơi nắng nhẹ, để ráo sau đó mới đưa vào bảo quản.