Ngắt lá bệnh và dọn sạch để tiêu hủy, hạn chế lây lan.
Bệnh đốm đen
Nấm
Triệu chứng
Triệu chứng điển hình là các đốm đen hình tròn to, có viền nâu đậm, mép đâm tia, ở giữa vết bệnh có màu nâu xám và nhiều chấm đen nhỏ li ti là những ổ bào tử của nấm gây bệnh.
Bệnh xuất hiện trên lá, thân cành, đài hoa, tràng hoa. Nhưng bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Marssonina rosae gây ra.
Nấm lưu tồn trong bộ phận bị bệnh và lây lan qua sự tiếp xúc giữa các lá hồng và đặc biệt là nước mưa, nước tưới hoặc có thể do côn trùng, xâm nhiễm dễ dàng qua vết thương cơ giới.
Nấm có thể sinh trưởng ở phạm vi nhiệt độ 15 – 27°C. Bào tử nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi nhất ở nhiệt độ 18 – 20°C, không nảy mầm ở nhiệt độ cao trên 33°C.
Bệnh phát triển mạnh trên những vườn trồng trũng thấp, ứ đọng nước, nhiều cỏ dại ẩm ướt, kém thông thoáng hoặc ruộng trồng không tỉa cành lá, tưới nước ngập rãnh,…
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chọn lựa trồng một số giống hồng có tính chống chịu bệnh.
Đảm bảo đất trồng thoát nước tốt. Diệt trừ cỏ dại, khơi rãnh, thoát nước tốt, tránh để đọng nước sau mưa.
Vệ sinh và chăm sóc tốt vườn trồng: kịp thời tỉa cành, không để cành quá dài, tạo cho vườn cây thông thoáng.
Hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân Lân và Kali.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng thuốc sinh học phun phòng định kỳ 10 ngày/lần. Trộn Trichoderma theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì với giá thể đã hỗn hợp.
* Biện pháp hóa học
Khử trùng giá thể trước khi trồng: dùng Alietle 800WG 10g/3 lít, Ridomil Gold 68WG 9 g/3 lít để xử lý 100 kg giá thể. Định kỳ phun phòng Aliete 800WG 10g/10 lít, 10 ngày/lần.