Bệnh đốm đen nguồn lây lan chủ yếu của bệnh là ở các tàn dư từ vụ trước như lá, thân, cành, quả. Do vậy, sau thu hoạch tiến hành thu dọn, tiêu hủy tàn dư gây bệnh như những cành, lá bị nhiễm bệnh, dọn sạch cỏ dại.
Bệnh đốm đen trên cây Cam – cây có múi
Nấm
Triệu chứng gây hại của bệnh đốm đen
- Gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả vàng nhanh, gây hiện tượng chín ép, hạn chế chất lượng.
- Qủa bị rụng hàng loạt trước khi thu hoạch, gây giảm năng suất.
Bệnh đốm đen trên cây Cam nguyên nhân gây ra từ đâu?
- Bệnh do nấm Guignaria citricarpa Kiely gây ra, giai đoạn vô tính là Phyllosticta citricarpa (McAlpine) gây ra
- Nguồn lây lan chủ yếu của bệnh là ở các tàn dư từ vụ trước như lá, thân, cành, quả.
- Khi gặp điều kiện thuận lợi (ấm và ẩm ướt) các bào tử nấm sẽ phát tán, xâm nhập, nẩy mầm, bám rễ vào bề mặt vỏ quả thông qua các khí khổng hoặc các túi tinh dầu trên bề mặt vỏ quả để gây hại ngay từ khi quả còn non có đường kính khoảng 2 – 3 cm.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm đen trên cây Cam hiệu quả
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
- Sau thu hoạch tiến hành thu dọn, tiêu hủy tàn dư gây bệnh như những cành, lá bị nhiễm bệnh, dọn sạch cỏ dại (đốt hoặc chôn sâu cùng vôi bột).
- Cắt tỉa, tạo tán cho cây thông thoáng nhằm đảm bảo cho tán cây có đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời hạn chế sự lây lan, phát triển của bào tử nấm
- Sử dụng các loại túi giấy chuyên dụng để bao quả ngay sau khi phun thuốc lần 3.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng các chế phẩm từ nấm Trichoderma bón vào đất sau thu hoạch.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng thuốc trừ nấm Score 250EC phun kỹ trên tán, đặc biệt là trên bề mặt vỏ quả 3 lần vào thời điểm sau khi tắt hoa từ 6 – 7 tuần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Biện pháp điều trị an toàn bệnh đốm đen trên cây Cam
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ nấm phá hại nhiều.
- Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
- Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Nên phun nhắc lại 2 – 3 lần, lần sau cách lần trước 5 – 7 ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly.
Xem thêm:
Cách điều trị bệnh thối mốc xanh trên cây Cam
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây Cam
Bệnh Melanose/tàn nhang trên cây Cam có nguy hiểm không?