Sen đá là cây cảnh được trang trí trong nhà nên không phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học.
Định kỳ phun thuốc sát trùng lên cây hoặc đất trồng cũng có tác dụng phòng sen đá bị bệnh.
Trước tiên, cần cắt bỏ phần thối, đen, sâu đem tiêu hủy.
Tiến hành bôi nhẹ cồn vào vết cắt để sát trùng. Sau khi cắt, phơi cây ở nơi râm mát từ 1 – 3 ngày cho khô vết cắt rồi trồng lại.
Sử dụng tỏi, ớt và xà phòng (nước rửa bát) là một trong những loại thuốc diệt nấm tự chế phổ biến. Chỉ cần đảm bảo rằng nó không có chất bôi trơn hoặc chất tẩy trắng. Cách pha như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Cho 3 – 4 củ tỏi + 3 – 4 quả ớt và 100 ml nước sạch. Ớt, tỏi càng cay càng tốt.
Bước 2: Cho ớt tỏi vào máy xay, xay nhuyễn. (sử dụng máy xay sinh tố)
Nếu không có máy xay có thể giã bằng cối, giã thật nhuyễn. Ngâm hỗn hợp đã giã nhuyễn vào nước 1 ngày đêm.
Bước 3: Sau đó lọc lấy nước (không có cặn để không bị tắc vòi khi phun).
Bước 4: Đổ dung dịch nước đã lọc ở trên cho vào bình phun 5 lít. (lượng nước này có thể tăng giảm tùy từng loại cây)
Bước 5: Đổ thêm 5 ml nước rửa bát vào bình phun (để tạo độ bám dính).
Bước 6: Đổ đầy nước sạch vào bình phun. Lắc để trộn đều và đem phun.
Triệu chứng
Cây sen đá có biểu hiện đốm đen trên lá và thân do cây đang bị nấm thân hoặc nấm lá.
Hoặc khi cây đang phát triển tốt mà héo dần từ lá gốc lên, tiến hành nhổ cây lên rồi quan sát. Nếu quan sát cây không có rễ trắng nào thì có thể do nấm rễ.
Khi quan sát trên bề mặt mô bệnh sẽ thấy nhiều chấm nhỏ li ti nằm rải đều trên mô bệnh, các chấm này hơi nhô lên và có màu đen, đó là các ổ nấm (pycnidia) của nấm gây bệnh.
Các chấm đen này đều xuất hiện ở cả hai mặt lá, tuy nhiên xuất hiện ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới, vết bệnh thường có xu hướng lan nhanh vào trong phiến lá về phía cuống lá và lây lan sang các lá lân cận.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Phylosticta sp. gây hại.
Thời tiết nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.
Biện pháp phòng ngừa
* Biên pháp canh tác kỹ thuật
Phòng bệnh cho cây trước khi để cây bị nhiễm nấm.
* Biện pháp sinh học
Có thể cào một lớp đất trên mặt chậu, sau đó rải một lớp mỏng nấm đối kháng Trichoderma.
Lấp đất lại rồi tưới nước đẫm. Nấm đối kháng nên bổ sung 2 – 3 tháng một lần vừa giúp đất tơi xốp vừa thêm lợi khuẩn.
* Biện pháp hóa học
Nếu dùng thuốc hoá học thì bạn phun Anvil 5SC, nấm hồng… Vì cây khá nhỏ nên bạn pha loãng liều lượng hơn một chút.
Hoặc dùng chất hữu cơ như Gynofar hoặc oxi già (Hydrogen peroxide). Bạn pha 10 ml cho 1 lít nước phun đẫm lá để ngừa nấm lá, nấm thân.