Cắt tỉa những bộ phận của cây sầu riêng bị bệnh và đem tiêu hủy để tránh lây lan.
Bệnh đốm mắt cua
Nấm
Triệu chứng
Trên lá xuất hiện các vết bệnh có màu nâu trên lá, dần lan rộng khiến lá cây bị rụng.
Lá cây có vai trò quan trọng trong việc quang hợp để tạo ra chất khô nuôi dưỡng các bộ phận trên cây, nếu lá cây bị rụng đi thì sẽ làm giảm khả năng quang hợp, cây còi cọc, chậm lớn.
Nếu bệnh đốm lá xảy ra trong giai đoạn cây ra hoa kết quả thì việc cây ra hoa sẽ ít, kết quả kém. Quả phát triển không đều, lép, nhỏ.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Phomopsis durionis gây ra.
Bệnh đốm lá phát sinh và phát triển mạnh ở những vườn trồng với mật độ quá dày, rậm rạp, thiếu ánh sáng, kém thông thoáng, thiếu chăm sóc, vườn phun nhiều phân bón lá hoặc những vườn cây lớn tuổi.
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, nhất là những tháng mưa dầm liên tục, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh xuất hiện và gây hại cho cây.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Nên trồng sầu riêng với mật độ vừa phải, đảm bảo cho vườn thông thoáng, không nên trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.
Tỉa cành, tọa tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.
Đối với những cành cây bị bệnh đốm lá nặng, cành bị chết do bệnh cần được cắt và đem đi tiêu hủy để ngăn ngừa bệnh lây lan sang các cành cây khỏe mạnh khác.
Thường xuyên thăm vườn để theo dõi tình trạng sức khỏe của cây, phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Tạo cho cây trồng một nền đất khỏe để tạo cho rễ có môi trường thuận lợi để phát triển và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp gia tăng hệ miễn dịch, hạn chế tối đa sự tấn công của nấm bệnh trên cây trồng.
* Biện pháp sinh học
Nên bổ sung định kỳ phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm trichoderma để bổ sung dinh dưỡng và các vi sinh vật có lợi vào đất.