Bệnh đốm rong/đốm tảo

Nấm

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu/mức độ bệnh hại nhiều.

Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Triệu chứng

Những đốm màu nâu xám có kích thước từ 1 – 5 mm chỉ xuất hiện ở mặt trên lá hồ tiêu và mặt hướng ánh sáng của trái hồ tiêu còn xanh. Đốm tảo phát triển từ lớp biểu bì của lá, hoặc có thể từ phần thịt lá hay thịt trái còn xanh.

Các đốm tảo liền nhau tạo thành mảng gây giảm quang hợp của lá, gây thối hư mô trái làm biến dạng hạt tiêu khô sau thu hoạch, gây bong tróc vỏ hạt và để lại vết thâm đen trên hạt tiêu sọ (tiêu trắng).

Bệnh đóng thành những đốm nâu đỏ và sau này chuyển sang đen trên bề mặt lá, lan dần vào thân và quả.

Vết bệnh tròn, có màu cam, sờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có thể tấn công ở cả chùm quả, cành nhánh, thân cây. Khi bệnh tấn công vào chùm quả làm quả bị lép, rụng ảnh hưởng đến năng suất.

Nguyên nhân

Bệnh do nấm Cephaleuros mycoides gây ra.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, ở các vườn tiêu rậm rạp, đặc biệt là những vườn tiêu trồng trên cây trụ sống không được rong tỉa.

Trong điều kiện mưa và khí hậu ẩm ướt tảo phát triển mạnh và ký sinh trên mặt lá, mặt trái hồ tiêu có hướng quay ra phía ánh sáng. Đất thoát nước kém, cây sinh trưởng kém và vườn thiếu thông thoáng là điều kiện thích hợp cho tảo phát triển.

Trong điều kiện ẩm độ cao, động bào tử phát triển và phát tán xâm nhiễm mô lá non, mô trái non tạo thành các đốm nhỏ có một lớp sợi như nhung phồng cao trên mặt lá, mặt trái.

Trên trụ hồ tiêu, tảo phát triển ký sinh trên lá và trái ở phần gần gốc nặng hơn phần ngọn. Nguồn gây bệnh tồn tại trên lá khô, trái khô còn sót lại trên cây và trên vườn.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Trồng tiêu ở mật độ thích hợp.

Rong tỉa cây che bóng để tạo vườn cây thông thoáng.

Vệ sinh vườn cây, thu gom và đốt các lá, dây tiêu bị bệnh ra khỏi vườn.

Chăm sóc vườn tiêu đúng quy trình kỹ thuật để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bón phân vô cơ cho cây tiêu đầy đủ và cân đối.

Tăng cường bón phân hữu cơ.

Tưới nước đầy đủ vào mùa khô.

Tạo hình để cây tiêu phát triển cân đối.

* Biện pháp hóa học

Thuốc gốc đồng hiệu quả khá cao đối với bệnh hại này. Nên phun rửa vườn sau thu hoạch để loại bỏ tối ưu.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội