Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2 – 3 ngày hoặc có thể rắc vôi 10 – 15 kg/sào để hạn chế bệnh phát sinh và lây lan.
Bệnh đốm sọc vi khuẩn
Vi khuẩn
Triệu chứng
Bệnh xuất hiện trên lá là những sọc nhỏ ngắn. Lúc đầu có màu lục dọc theo gân lá, màu trong mờ, ranh giới rất rõ, gọn, dần dần đoạn giữa chuyển sang màu vàng nâu, nâu sẫm hoặc vàng sáng trắng.
Trong điều kiện ẩm ướt, trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng óng ánh nhìn từ xa thấy lá lúa chuyển màu vàng; về sau khô rắn thành viên keo vi khuẩn trong như giọt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng hoặc dễ dàng nhờ mưa đưa đi xa truyền lan bệnh.
Cuối cùng lá bệnh khô táp tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn.
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola Fang gây ra.
Bệnh phát sinh ở các vùng đồng bằng, trung du, song phổ biến ở các vùng đồng bằng, ven biển. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao, thích hợp nhất 30°C, ẩm độ cao 80%.
Vi khuẩn nhiễm vào cây qua lỗ khí khổng và qua vết thương cơ giới, phát triển ở trong nhu mô lá.
Bệnh truyền lan trên đồng ruộng chủ yếu nhờ nước tưới, mưa, gió và tiếp xúc cọ sát giữa các lá, các cây trong ruộng.
Biện pháp phòng ngừa
Để hạn chế bệnh đốm sọc vi khuẩn, biện pháp tốt nhất là thâm canh theo SRI: gieo mạ thưa, cấy mạ non, bón phân cân đối, điều tiết nước hợp lý để hạn chế bệnh đến mức thấp nhất.
Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng – trỗ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Hạn chế cấy các giống mẫn cảm với bệnh đốm sọc vi khuẩn trong vụ mùa, vụ mưa nhiều.
Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỉ lệ nhất định.
Tiến hành biện pháp vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và ký chủ.