Bệnh đốm vàng lá

Nấm

Cắt tỉa lá bị bệnh, thu gom và đốt để diệt nguồn bệnh.

Triệu chứng

Ban đầu có những đốm hẹp màu xanh nhạt trên mặt trên của lá. Các đốm to lên tạo thành các vệt hẹp chạy song song với gân lá.

Các vệt mở rộng để tạo thành các đốm màu đỏ gỉ sau đó màu nâu sẫm với viền đậm hơn được xác định rõ.

Mô lá xung quanh đốm trở nên vàng. Lá trở nên vàng, khô và chết. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn trên lá già.

Nguyên nhân

Bệnh do loài nấm Mycosphaerella species gây ra.

Thời tiết nóng nhiệt độ từ 25 – 30°C, độ ẩm trên 75% là điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh..

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vườn sạch sẽ, loại bỏ các lá già.

Nên chọn đất có độ pH hơi kiềm để trồng chuối.

Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.

Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2 – 3 tháng để diệt mầm bệnh.

* Biện pháp sinh học

Có thể sử dụng nấm đối kháng như trichoderma bón vào đất ngay khi trồng hay khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện.

Sử dụng thuốc phun phòng vào thời điểm thời tiết thuận lợi phát sinh bệnh gây hại cây.

* Biện pháp hóa học

Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil…

Phun các thuốc gốc đồng hay Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil….vào mùa mưa thì 2 – 4 tuần phun 1 lần.

Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide…

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội