Bệnh ghẻ nhám/sẹo trên cây Bưởi – biểu hiện

Nấm

Bệnh ghẻ sẹo phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện: có ký chủ mẫn cảm bệnh, các bộ phận trên mặt đất như lá non, quả non chưa đến giai đoạn thuần thục, có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Phun định kỳ sau khi cắt tỉa cành và sau thu hoạch.

Biểu hiện bệnh bệnh ghẻ nhám/sẹo trên cây Bưởi

  • Bệnh hiện diện trên cành non, lá, quả. Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ cao trên bề mặt lá, thường lộ mặt dưới của lá, vết bệnh có màu vàng rơm, nhiều vết bệnh liên kết lại thành từng mảnh lớn làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây sinh trưởng kém, cằn cỏi. Khi nấm tấn công trên cành làm cho cành bị khô và chết. Trên quả, nấm tấn công làm quả sần sùi, bệnh nặng làm chai quả, méo quả.
  • Bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh loét, bệnh ghẻ thường hiện diện ở một mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, xung quanh không có quầng vàng. Bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng sáng.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ghẻ nhám/sẹo trên cây Bưởi

  • Bệnh do nấm Elsinoe fawcetti gây ra. Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa theo các đợt lá chồi non, gây hại nặng ở những vườn có ẩm độ cao.
  • Nấm có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 15 – 28°C. Tuy nhiên nhiệt độ tối thích để nấm phát triển là 20 – 24°C, bị kìm hãm phát triển khi nhiệt độ trên 28°C. Nấm tồn tại trong mô ký chủ, gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió và nước. Bào tử phân sinh chỉ nảy mầm trong điều kiện có giọt nước hoặc có độ ẩm cao. Vì vậy thường sau các trận mưa bào tử mới lan truyền xâm nhập vào các mô còn non, quả non, lá non khi dài trên 1cm rất dễ nhiễm bệnh.
  • Nấm gây bệnh bằng cách xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương hở. Sau khi tràng hoa rụng nấm xâm nhập vào quả non và lộc hạ, lộc thu là thời kỳ bệnh phát triển mạnh nhất trong năm. Đến mùa đông khô lạnh bệnh ít hoặc ngừng hẳn.
  • Bệnh ghẻ sẹo phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện: có ký chủ mẫn cảm bệnh, các bộ phận trên mặt đất như lá non, quả non chưa đến giai đoạn thuần thục, có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ nhám/sẹo trên cây Bưởi

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

  • Thường xuyên tỉa vườn, tạo độ thông thoáng.
  • Trồng cây ở mật độ vừa phải; tránh trồng xen dày đặc, tỉa bớt tán cây chắn gió trong mùa mưa.
  • Vườn cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị bệnh, trồng mật độ hợp lý, tạo độ thông thoáng cho vườn.
  • Cắt bỏ, thu gom và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh nặng.
  • Tăng cường rải vào đầu và cuối mùa mưa, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển
  • Không tưới nước lên tán khi vườn bị nhiễm bệnh nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh qua nguồn nước tưới.

* Biện pháp hóa học

  • Phun định kỳ sau khi cắt tỉa cành và sau thu hoạch.
  • Sử dụng thuốc trừ bệnh hoạt chất Coppper Hydroxide (ISACOP 65.2 WG), Mancozeb + Cymoxanil (CURZATE M8 72WP), Azoxystrobin (MAJESTIC 250SC), Hexaconazole (EVITIN 5SC).

Biện pháp điều trị an toàn bệnh ghẻ nhám/sẹo trên cây Bưởi

  • Phun sớm ngay khi phát hiện mầm bệnh. Phun kỹ vào vết bệnh, phun lặp lại sau 7 – 10 ngày.
  • Điều chỉnh béc phun mịn, phun đều vào vết bệnh
  • Đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng (Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách).
  • Phun thuốc vào buổi sáng, khuyến cáo không phun thuốc bệnh vào buổi chiều tối.
  • Phun lúc trời nắng ráo, khô sương, không phun thuốc khi nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • Thời gian ngừng phun trước thu hoạch, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
jQuery.event.special.touchstart = { setup: function( _, ns, handle ) { this.addEventListener("touchstart", handle, { passive: !ns.includes("noPreventDefault") }); } }; jQuery.event.special.touchmove = { setup: function( _, ns, handle ) { this.addEventListener("touchmove", handle, { passive: !ns.includes("noPreventDefault") }); } }; jQuery.event.special.wheel = { setup: function( _, ns, handle ){ this.addEventListener("wheel", handle, { passive: true }); } }; jQuery.event.special.mousewheel = { setup: function( _, ns, handle ){ this.addEventListener("mousewheel", handle, { passive: true }); } };