Cắt bỏ các cành bị bệnh nặng đem đi tiêu hủy. Vườn bị nặng nên cưa đốn phục hồi.
Bệnh gỉ sắt
Nấm
Triệu chứng
Phía dưới mặt lá non và lá đã trưởng thành, ban đầu trên phiến lá thường xuất hiện những điểm màu trắng đục hay những chấm vàng nhạt soi dưới ánh sáng mặt trời có dạng vết dầu loang, về sau chấm bệnh lớn dần.
Vết bệnh phổ biến có dạng tròn, hay bầu dục, đôi khi một vài vết liên kết lại với nhau thành dạng vô định hình.
Khi vết bệnh phát triển ở trên mặt lá thường bị mất màu xanh và mặt dưới lá có một lớp bào tử dạng bột xốp màu vàng da cam.
Nếu bệnh gỉ sắt gây hại nặng, cây cà phê có thể bị rụng hết lá dẫn đến hiện tượng khô cành, kiệt sức, năng suất kém và cây chết.
Nguyên nhân
Nhiệt độ và ẩm độ cao là điều kiện phát sinh bệnh gỉ sắt trên cây cà phê.
Bệnh phát sinh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, khoảng 19 – 26°C, độ ẩm trên 85%.
Tại miền Bắc, bệnh phát sinh và phát triển vào hai vụ: thu đông và xuân hè. Bệnh nặng nhất vào các tháng 10, 11, 12 và 3, 4 trong năm.
Ở miền Nam, bệnh xuất hiện phổ biến vào mùa mưa. Bệnh phát sinh bắt đầu khoảng tháng 6, phát triển mạnh vào tháng 11 và đạt đỉnh cao vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Trong mùa khô, bệnh gỉ sắt tồn tại dưới các vết nâu khô, một số lá trên cây vẫn còn bào tử màu da cam nhưng hầu như bệnh không phát triển.
Cà phê thường trồng dưới tán cây che bóng râm, vụ xuân cà phê trồng dưới bóng râm bệnh phát triển muộn nhưng mức độ bệnh thường nặng hơn.
Vườn cà phê không được tạo hình tỉa cành thông thoáng cũng bị nặng hơn so với vườn được tỉa cành thông thoáng.
Cây cà phê trồng ở đất xấu, nghèo dinh dưỡng, đất quá chua… bệnh cũng phát sinh nhiều. Cà phê dưới 3 năm tuổi bệnh nhẹ hơn hoặc hầu như không bị bệnh.
Biện pháp phòng ngừa
Trồng các dòng vô tính Robusta, TR4, TR5, TR6, TR9… hoặc giống cà phê Arabica kháng bệnh như TN1, THA1, Catimor.
Thực hiện trồng đai rừng chắn gió và cần làm cỏ sạch vệ sinh vườn trồng
Thường xuyên tỉa cành đảm bảo cho vườn cây thông thoáng, cắt bỏ các cành bị bệnh nặng mang hủy. Vườn bị nặng nên cưa đốn phục hồi.
Ghép giống/dòng vô tính có khả năng kháng bệnh và cho năng suất, chất lượng cao.
Bón phân đầy đủ và cân đối.