Khi phát hiện cây non bị bệnh phải kịp thời loại bỏ cây bệnh và giá thể đó phải được tiêu hủy.
Cây bánh tẻ bị bệnh dùng kéo diệt trùng cắt bỏ các vết bị bệnh, bôi lên các vết cắt các thuốc sát trùng như: Natri phenolat; nếu cây bị nặng thì phải hủy bỏ.
Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh trên ruộng sau thu hoạch, cày đất sớm vùi lấp tàn dư và hạch nấm. Nếu có điều kiện ngâm nước đất ruộng một thời gian sau thu hoạch.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh này là hiện tượng tàn lụi nhanh chóng và héo úa các tế bào thân, rễ và lá của hoa lan.
Tuy nhiên bệnh này lại tấn công đầu tiên vào các bộ phận phía trên của thân lan, làm héo úa và dần lan sang các bộ phận phía dưới.
Đặc thù của bệnh này là sự hiện diện của các đốm nhỏ màu vàng kem và đốt nâu trên thân cây. Mỗi đốt này chính là một nguồn lây bệnh truyền nhiễm nên khi phát hiện chúng ta cần cách ly với các loại chưa mắc bệnh khác và tiến hành loại bỏ.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây nên.
Hạch nấm có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm hỏng hết cả vườn.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Duy trì nhà trồng lan thông gió, thoáng khí.
Khi trồng hay đổi chậu cần tránh làm xây xước rễ, những vùng bị xây xước phải rửa tiệt trùng.
Khi phát hiện bệnh cần quản lý chặt chẽ chế độ nước tưới tránh cây bị mưa ướt.
* Biện pháp sinh học
Bón vào đất khi trồng hoặc phun vào gốc cây trên mặt đất sau khi trồng, chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma harzianum, T.viride (hàm lượng 109 bào tử/gram).