Tổ chức thu gom, đốt, tiêu hủy nguồn bệnh, băm ủ làm phân bón.
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây sắn để phòng trừ kịp thời, đặc biệt với bọ phấn trắng môi giới truyền virus khảm lá sắn.
Virus
Tổ chức thu gom, đốt, tiêu hủy nguồn bệnh, băm ủ làm phân bón.
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây sắn để phòng trừ kịp thời, đặc biệt với bọ phấn trắng môi giới truyền virus khảm lá sắn.
Cây sắn bị bệnh lá khảm vàng loang lổ.
Mức độ hại nhẹ lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ.
Mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay.
Cây sắn còn non bị nhiễm virus sẽ không cho thu hoạch.
Cây sắn đã lớn, nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh, nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.
Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 2 tháng tuổi trở đi, khi cây sắn còn non.
Bệnh do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra và lan truyền qua hom giống hoặc môi giới truyền bệnh.
Qua hom giống: Virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ khi lấy làm giống virus sẽ tiếp tục nhân lên và làm xoăn lá khi cây vừa mọc mầm. Củ sắn nhiễm virus mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm.
Qua môi giới truyền bệnh: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng (Bemisia tabaci), bọ chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chính hút trên cây khỏe sẽ truyền bệnh.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chọn giống kháng bệnh, không trồng giống nhiễm bệnh nặng. Giống sắn HLS11 nhiễm bệnh nặng, các giống KM94, KM419, KM140 nhiễm bệnh nhẹ.
Luân canh cây trồng: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.