Bệnh virus chưa có thuốc đặc trị nên sử dụng các loại thuốc trên để trừ rệp (môi giới truyền bệnh để hạn chế lây lan bệnh).
Khi phát hiện cây bị bệnh thì nhanh chóng nhổ bỏ những cây bị bệnh, tránh lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe.
Dùng giấy bạc treo trên ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng bảo vệ vườn trồng.
Triệu chứng
Lá cây có những phần xanh nhạt, đậm và biến vàng xen kẽ, cây chậm phát triển. Lá non ở ngọn khảm lá mạnh và biến dạng. Quả thường lép.
Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng.
Cây còn có biểu hiện bị lùn, còi cọc, tạo hiện tượng gân xanh lá vàng, hoa quả ít và quả lép nhiều.
Nguyên nhân
Bệnh do virus gây ra, môi giới truyền bệnh là rệp và bọ trĩ. Bọ trĩ, rệp càng nhiều tỉ lệ nhiễm bệnh càng lớn.
Sự lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe do rệp muội ở ngoài đồng vẫn là chủ yếu, bệnh còn truyền qua hạt, đôi khi có tới 30% số hạt giống thu từ các cây bị bệnh có chứa virus trong hạt.
Bệnh khảm do virus (SMV) gây bệnh có hình sợi mềm dài 746 nm, thuộc nhóm Poty virus. Virus truyền bệnh theo kiểu không bền vững.
Bệnh lùn cây do một loại virus hình cầu, kích thước nhỏ khoảng 25 nm (đường kính).
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chọn lọc cây sạch bệnh để làm giống. Trồng cách ly vườn làm giống với vườn đậu thương phẩm.
Vệ sinh vườn, luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên vườn.
Tưới đủ nước cho cây trong mùa khô.
Bệnh không có thuốc chữa, phòng bệnh bằng cách phun trừ rệp và bọ trĩ.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng các thuốc sinh học trừ côn trùng chích hút là nguồn lây lan bệnh như rệp, bọ trĩ.
* Biện pháp hóa học
Sử dụng các loại thuốc hóa học trừ côn trùng chích hút là nguồn lây lan bệnh như rệp, bọ trĩ… từ vườn ươm và ngay khi trồng.