Thường xuyên thăm đồng, ngắt bỏ lá hành bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh phát sinh lan truyền.
Ngắt những lá bị ruồi đục đem chôn để giảm bớt nguồn sâu, nhất là các lá già.
Nấm
Thường xuyên thăm đồng, ngắt bỏ lá hành bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh phát sinh lan truyền.
Ngắt những lá bị ruồi đục đem chôn để giảm bớt nguồn sâu, nhất là các lá già.
Bệnh cháy bìa lá vết bệnh có hình bầu dục, từ nâu vàng đến nâu trên phiến lá. Các vệt màu vàng, sau chuyển sang màu nâu, kéo dài dọc theo phiến lá theo cả hai hướng từ vết bệnh.
Ở giai đoạn nặng, bệnh cháy bìa lá có thể biểu hiện nhiều vết bệnh nhỏ, tập hợp lại và gây ra bệnh cháy lá.
Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10 – 20 cm. Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen. Bệnh chỉ gây hại trên lá bánh tẻ.
Bệnh do nấm Stemphylium vesicarium gây nên.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời âm u, nhiều sương mù, sương muối, nhiệt độ từ 22 – 25°C. Giai đoạn hành hình thành củ (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2) là giai đoạn cây dễ mắc bệnh nhất.
Những ruộng hành trồng quá dày, bón nhiều phân đạm, hoặc ruộng tưới nước quá ẩm bệnh phát triển nặng hơn. Các giống hành tía, kiệu nhiễm bệnh nhẹ hơn các giống hành tàu và hành tây. Nấm bệnh lan truyền nhờ gió.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Gieo trồng tập trung, thời vụ: từ 5/10 đến 15/10 là thích hợp nhất.
Đảm bảo mật độ, không trồng quá dày. Hàng cách hàng 15 – 20 cm, cây cách cây 10 -15 cm.
Tưới nước đủ ẩm, không để ruộng quả ướt. Vào những ngày có nhiều sương có thể tưới nước rửa sương vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.
Bón phân cân đối.
* Biện pháp sinh học
Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai.