Vệ sinh vườn, tiêu hủy cây bị bệnh, lá bị bệnh, loại bỏ lá già dưới gốc đem đi chôn vùi thật sâu.
Cày lật, vùi lấp tàn dư cây bị bệnh sau thu hoạch.
Nấm
Vệ sinh vườn, tiêu hủy cây bị bệnh, lá bị bệnh, loại bỏ lá già dưới gốc đem đi chôn vùi thật sâu.
Cày lật, vùi lấp tàn dư cây bị bệnh sau thu hoạch.
Các triệu chứng thối gốc thường phát triển đầu tiên trên các lá phía dưới tiếp xúc với đất và xuất hiện dưới dạng các đốm nâu nhỏ, màu gỉ sắt, chủ yếu ở mặt dưới của gân chính lá.
Thối gốc có thể thối ở giữa gân và phiến lá xà lách một cách nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi, thân cây là phần cuối cùng bị thối rữa.
Phần thối rữa lúc đầu nhầy và có màu nâu, nhưng sau đó trở nên nâu sẫm đến đen khi chúng xẹp xuống và khô. Các sợi nấm màu trắng đến nâu thường phát triển trên các vết bệnh và các hạch nấm nhỏ màu nâu xám sau đó nhìn thấy rõ.
Thối gốc do nấm Rhizoctonia solani trong đất gây ra và được tìm thấy ở những nơi trồng rau xà lách.
Sự lây nhiễm xảy ra khi hạch nấm (cấu trúc ngủ yên) nảy mầm và tạo ra sợi nấm xâm nhập vào mô lành hoặc bị thương.
Mầm bệnh lây nhiễm trên rau xà lách ở phổ nhiệt độ rộng, nhưng thích hợp ở điều kiện thời tiết ẩm và ấm 25 – 27°C.
Mầm bệnh tồn tại trên dưới dạng hạch nấm hoặc sợi nấm trong đất và tàn dư cây trồng.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Trồng các loại xà lách có dạng cây thẳng đứng để giảm bớt sự tiếp xúc của tán lá với đất.
Tiêu hủy tàn dư cây trồng bằng cách cày sâu sau khi thu hoạch để giảm sự tồn tại của mầm bệnh.
Trồng xà lách trên luống cao để thúc đẩy không khí chuyển động, thoát nước và giảm thiểu lá tiếp xúc với đất.
Tránh tưới khi gần thu hoạch.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng giống kháng bệnh.
Sử dụng thuốc sinh học phun phòng trước và sau các trận mưa lớn.