Thu dọn các cây bị bệnh đem đi tiêu hủy.
Bệnh lở cổ rễ
Nấm
Triệu chứng
Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con.
Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ chỗ gần mặt đất teo tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu.
Các bào tử nấm thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những vườn ươm cây giống, những vườn đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại.
Các bào tử nấm thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện.
Bệnh thường phá hại trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con, phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp từ 23 – 26°C hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường.
Bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9 – 10 và tháng 2 – 3 – 4.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Luân canh cây trồng khác họ.
Vệ sinh vườn, phơi đất, thu gom tàn dư cây trồng và tiêu hủy.
Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng chế phẩm Trichoderma trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót.
* Biện pháp hóa học
Khử trùng đất bằng vôi bột (30 kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Actara 25WG (Thiamethoxam) trước khi trồng.