Bệnh lở cổ rễ

Nhổ sớm, hủy những cây bị bệnh.

Tưới nước vôi (4%) và gốc cây bị bệnh hạn chế lây lan bệnh.

Triệu chứng

Cây con: Nấm xâm nhập vào gốc thân sát cổ rễ, cây bị nhiễm bệnh thì ở chỗ cổ rễ gần mặt đất có vết thâm, sau đó cổ rễ bị thối đen, teo lại, cây bị đổ ngã ngang, mới đầu lá còn xanh, sau đó bị héo chết.

Cây lớn cũng có thể bị nấm xâm nhập vào rễ chính, sau đó lan sang các rễ phụ làm cả bộ rễ bị thối, cây sinh trưởng kém dần rồi héo chết.

Bệnh gây hại trong tất cả các giai đoạn của cây nhưng bị nặng ở giai đoạn cây con.

 

Nhận biết sâu hại

Cây bị héo phần gốc sát cổ rễ xuất hiện vỏ cây bị thối, màu nâu hoặc nâu đen, viền thối không đều, màu nâu đỏ. Phần bị bệnh lõm vào và có vết nứt ra. Cây bị héo dần và chết.

Nguyên nhân

Bệnh lở cổ rễ trên cây lạc do nấm Rhizoctonia sonlani gây hại. Ban đầu sợi nấm màu trắng sau chuyển  màu vàng hoặc nâu đen. Hạch nấm có hình cầu, bề mặt trơn, kích thước 1 – 2 mm là mầm mống lan truyền bệnh.

Bệnh thường phát triển gây hại mạnh trong đất có ẩm độ cao (trên 85%), nhiệt độ không khí khoảng 25 – 30℃. Bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng trồng lạc đặc biệt trên đất trồng nhiều vụ/năm.

Bệnh lây truyền qua hạt, đất. Do vậy, việc xử lý hạt giống trước khi gieo cho hiệu quả cao.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Dùng giống chống chịu bệnh.

Sử dụng hạt giống thu từ ruộng không bị nhiễm để trồng.

Luân canh với lúa nước, ngô hoặc các cây hoà thảo khác là biện pháp hạn chế bệnh.

Không để ruộng bị quá ẩm hoặc úng đọng nước và sử dụng nguồn nước tưới không có mầm bệnh.

Chăm sóc, lưu ý tánh gây vết thương ở gốc, thân, rễ, cành cây

Thu dọn, đốt tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.

Cày ải phơi đất diệt bớt nguồn bệnh.

* Biện pháp hóa học

Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm như sau: Cruiser Plus 312.5FS; Rora 750WP; Zipra 80WP.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!