Cắt tỉa cành, hoa, thân và lá bị nhiễm bệnh sau đó thu gom lại tiêu hủy.
Bệnh nấm hồng
Nấm
Triệu chứng
Vết bệnh lúc đầu là những đốm màu hồng (hơi giống màu đỏ đồng), sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh hết cả đoạn cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh.
Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở nên khô nứt, giòn dễ gãy. Bệnh nặng làm cành khô và mai bị chết cành.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Phanerochaete salmonicolor gây ra.
Bệnh nấm hồng do một loại nấm kí sinh gây ra trong mùa mưa hoặc những ngày có độ ẩm không khí trên 85%.
Trồng mai với mật độ dày, không thường xuyên tỉa cành lá để cây thông thoáng cũng là những nguyên nhân làm bệnh nấm hồng xuất hiện.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 25 – 30ºC, độ ẩm cao và cây bị vết thương là điều kiện thuận lợi để cho bệnh xâm nhiễm và phát triển.
Trên vết bệnh cũng có thể hình thành các hạch nấm màu đen, hạch nấm là nguồn bệnh để phát tán qua các cây và các vườn khỏe.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Vệ sinh vườn trồng hoa mai thường xuyên.
Hạn chế vết thương trên cây và hoa từ đó hạn chế được mầm bệnh xâm nhập qua con đường vết thương.
Nơi làm vườn ươm giống nên được thiết kế thoáng, hạn chế độ ẩm cao ngăn chặn bệnh phát triển trên cây con giống.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng thuốc sinh học phun phòng trừ côn trùng chích hút hạn chế tạo vết thương trên hoa.
Sau khi thu hoạch hoa nên phun thuốc sinh học để hạn chế mầm bệnh lây qua vết cắt.
* Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc hóa học khi thuốc sinh học phun không hiệu quả để phun phòng trừ côn trùng chích hút hạn chế tạo vết thương trên hoa.
Sau khi thu hoạch hoa nên phun thuốc hóa học để hạn chế mầm bệnh lây qua vết cắt. (Sử dụng thuốc hóa học khi thuốc sinh học phun không hiệu quả).