Bệnh nấm hồng/mốc hồng do nấm Corticium salmonocolor gây ra. Bệnh thường gây hại trong mùa mưa ở chạng ba của cây. Cần cắt cành, tiêu hủy cành bệnh, xén tỉa bớt cành lá bên trong tán, tạo điều kiện thông thoáng cho cây.
Bệnh nấm hồng/mốc hồng trên cây Cam
Nấm
Triệu chứng gây ra bệnh nấm hồng/mốc hồng trên cây Cam
Đầu tiên, trên vỏ cây có nhiều sợi nấm màu trắng phát triển và bao phủ vỏ cây, sau đó tơ nấm chuyển sang màu hồng và che phủ cả thân, cành cây, vỏ cây. Tiếp tục tơ nấm chuyển sang màu sậm đến đen, cuối cùng vỏ bị khô và nứt ra, cành chết.
Đôi khi không thấy được lớp tơ nấm màu hồng mà chỉ thấy được những gai màu hồng nhô lên từ chỗ nứt của vỏ thân.
Điều kiện phát sinh bệnh nấm hồng/mốc hồng trên cây Cam
- Bệnh nấm hồng/mốc hồng do nấm Corticium salmonocolor gây ra.
- Bệnh thường gây hại trong mùa mưa ở chạng ba của cây. Đây là nơi nước thường đọng lại và lâu khô, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây hại.
- Bào tử nấm thường phóng thích nhiều sau những cơn mưa và nhờ gió phát tán đi.
Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm hồng/mốc hồng trên cây Cam
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Cắt cành, tiêu hủy cành bệnh, xén tỉa bớt cành lá bên trong tán, tạo điều kiện thông thoáng cho cây.
* Biện pháp sinh học
Dùng thuốc gốc đồng quét lên thân cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa ngừa được bệnh này rất hiệu quả.
Biện pháp điều trị an toàn bệnh nấm hồng/mốc hồng trên cây Cam
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu phá hại nhiều.
- Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
- Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Nên phun nhắc lại 2 – 3 lần, lần sau cách lần trước 5 – 7 ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly.