Bệnh nghẹt rễ do ngộ độc phèn

Sinh lý

Ngừng ngay bón phân đạm hoặc NPK.

Tháo cạn kiệt nước trên ruộng để loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước. Cho nước mới vào ruộng.

Bón 10 – 15 kg vôi bột/sào Bắc Bộ, sau 5 ngày nên thay nước mới để xả các chất độc còn tồn lại trong nước.

Cho nước mới vào ruộng và bón 200 – 300 kg Super lân/ha (7 – 10 kg Super lân/sào Bắc bộ) hoặc bón 150 – 200 kg phân vi sinh/ ha (5 – 7 kg phân vi sinh/sào Bắc bộ), kết hợp sục bùn giúp rễ lúa thoáng khí hoặc sử dụng 3 – 4,5 kg chế phẩm Sumitri (có chứa Trichoderma) trộn cát vãi cho 1ha (100 – 150 gram/1 sào Bắc Bộ). Đồng thời sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ mới như KH, Siêu lân, PenacP… để phun giúp lúa nhanh phục hồi.

Sau 5 – 7 ngày, kiểm tra thấy cây lúa ra rễ mới (rễ trắng) như vậy rễ lúa đã hồi phục, tiến hành chăm sóc bình thường. Nên tháo cạn nước 1 – 2 lần nữa, để cạn đến khi thấy mùn gium hoặc se mặt ruộng thì cho nước mới vào. Khi lúa đẻ nhánh đã kín đất hoặc lúa đứng cái thì tháo kiệt đến khi nứt nẻ chân chim, cho nước vào ruộng và bón kali cho lúa.

Triệu chứng

Triệu chứng trên lúa là cây lúa bị lụi dần, rễ quăn queo có màu vàng nâu và không thấy có rễ mới, vuốt rễ thấy nhám.

Lá lúa vàng và bị khô ở chóp, trên lá có các chấm nâu sét, bị nặng cây lúa có màu nâu tía sau đó vàng dần rồi chết.

Triệu chứng ngộ độc phèn do sắt (Fe2+):

Khi cây lúa bị ngộ độc phèn sắt (còn gọi là phèn nóng), triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, lan dần từ chóp lá trở xuống, dần dần cả lá trở màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam.

Trường hợp bị nhiễm độc sắt nặng, tất cả các lá trở nên nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhổ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo.

Do sự kém phát triển của bộ rễ nên khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp của cây bị hạn chế, cây lúa bị suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, cây lúa sẽ bị suy kiệt dần, chết rải rác hoặc từng chòm.

Triệu chứng ngộ độc phèn nhôm (Al3+):

Phèn nhôm (còn gọi là phèn lạnh) ở nồng độ cao gây ngộ độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

Ngộ độc nhôm trên lúa thường xuất hiện các biểu hiện ở những lá già trước. Đặc trưng biểu hiện là những vệt vàng lục hoặc màu trắng lục trên các gân lá.

Cây lúa còi cọc. Rễ phát triển chậm và biến dạng dẫn đến khả năng hút nước và dinh dưỡng kém.

Nhôm là ion gây độc bậc nhất trong đất phèn.

Nguyên nhân

Do ngộ độc phèn (Fe2 và Al3+).

Do lượng mưa ít và phân bố không đều vào đầu vụ Hè Thu, nắng hạn kéo dài, không chủ động nguồn nước tưới bổ sung, làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị Oxy hóa dẫn đến hiện tượng xì phèn thông qua các kẻ nứt và các mạch mao quản trong đất.

Vào thời điểm này đất có độ pH rất chua, đồng thời nồng độ Fe2 và Al3+ di động trong dung dịch đất cũng rất cao là nguyên nhân chính làm cho rễ lúa và cây lúa bị ngộ độc.

Hiện tượng cây lúa bị ngộ độc phèn xảy ra rất phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước vào vụ mùa, Hè Thu.

Biện pháp phòng ngừa

Ruộng phải được rửa chua phèn ít nhất 2 lần trước khi gieo trồng.

Bón phân đầy đủ, sử dụng phân bón tổng hợp NPK, bón thêm vôi 300 – 450 kg/ha (10 – 15 kg/sào Bắc bộ), tăng lượng lân supe hơn so với ruộng lúa bình thường từ 150 – 300 kg/ha (5 – 10 kg/sào Bắc bộ).

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội