Nhổ bỏ và đem đi tiêu hủy các cây đang bị nhiễm bệnh trong ruộng để tránh lây sang cây khác
Bệnh thán thư
Nấm
Triệu chứng
Bệnh thán thư tấn công các bộ phận của cây lan như lá, hoa.
Trên lá: Xuất hiện những vết bệnh, chứa nước, kích thước nhỏ, sau đó lan dần ra, chuyển vàng dần rồi phát triển thành vệt màu nâu to, bị nhũn, có mùi hôi đặc trưng như mùi của hoa quả bị ủng. Đầu đỉnh lá có màu nâu và từ từ lan vào cuống lá.
Bệnh làm lá khô từ từ, khô từ chóp lá vào tới cuống và rụng đi. Phần bị bệnh thường là màu nâu hoặc đen và hơi lõm xuống so với chỗ không bị bệnh.
Các vết bệnh thường chạy dọc theo lá, thỉnh thoảng xuất hiện các vòng tròn đồng tâm.
Bệnh nặng gây rụng lá, khi lan đến ngọn sẽ gây thối ngọn.
Trên hoa: Nếu bệnh phát triển trên cánh hoa, làm xuất hiện những mụn nước chảy ra nước đen hoặc nâu dưới các cánh hoa.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra
Nấm bệnh tồn tại trong đất, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.
Thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ dao động trên dưới 30°C kèm theo mưa nhiều là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại sen.
Trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối (bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.
Thân lá cây trồng đặc biệt về đêm nếu đẫm sương, nhiều nước trên bề mặt hoặc trong thời tiết ẩm ướt kéo dài sẽ dễ làm nấm bệnh nảy mầm và tấn công.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm hoặc các chế phẩm kích thích.
Khi gặp thời tiết mưa kéo dài cần bổ sung Kali trắng (K2SO4) và chế phẩm HiCanxi phun lên thân lá cây trồng để tăng khả năng chống đỡ bệnh cho cây.
Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho lan. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng.
Vệ sinh vườn trồng
Cần tỉa lá, đặc biệt các lá già, lá bệnh để giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn, quang hợp tốt hơn, từ đó cây phát triển tốt và tăng khả năng chống sâu bệnh khi nấm tấn công
* Biện pháp hóa học
Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm như thuốc có hoạt chất Chitosan; Azoxystrobin…1 hoặc 2 tuần phun 1 lần. Trong mùa mưa cần phun 5 – 7 ngày/lần.