Thu gom các bộ phận cây bị bệnh đem tiêu hủy.
Bệnh thán thư
Nấm
Triệu chứng
Trên lá:
Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn có màu nâu nhỏ, kích thước từ 2 – 3 mm, bề mặt ướt dạng dầu, xung quanh vết bệnh có viền màu xanh xám.
Vết bệnh phát triển màu nâu đậm, hình hơi tròn hoặc không định hình, có kích thước trên 1 cm.
Ẩm độ và nhiệt độ cao, các vết bệnh có thể phát triển lên cả cuống lá, các vết bệnh có thể liên kết làm cả mảng lá bị chết và có thể làm rụng lá.
Thân, cành:
Vết bệnh là các vết đốm màu nâu đậm, đường kính 4 – 6 mm, phát triển thành các vết bệnh giống như bị loét.
Bệnh nặng có thể gây chết ngọn và tàn lụi cây, gây rụng hoa và quả sớm.
Trên quả:
Vết bệnh mới đầu biểu hiện ở trên bề mặt quả, màu nâu nhạt, về sau lõm xuống, có màu xám nhạt hoặc nâu đậm.
Vết bệnh phát triển trên 1 cm và ăn sâu vào phần trong của quả. Khi quả chín, các vết bệnh liên kết với nhau, có màu xám nhạt và ướt dạng dầu, vỏ quả mỏng.
Ẩm độ cao, nhiệt độ cao, trên bề mặt vết bệnh (lá, thân, quả) hình thành nhiều khối bào tử nấm màu nâu hồng nhạt.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Phát triển, lây lan nhanh và gây bệnh mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 28 – 30°C, ẩm độ cao, vườn bón nhiều đạm, mật độ trồng dày.
Bào tử phát tán nhờ mưa gió và côn trùng.
Nấm tồn tại trên giống, tàn dư cây bệnh và trên các cây ký chủ khác.
Bắc và Bắc Trung Bộ, bệnh gây hại từ tháng 4 – 11 hàng năm, cao điểm vào các tháng 6, 7, 8.
Tây Nguyên bệnh gây hại quanh năm, cao điểm vào các tháng 8, 9, 10.
Phát triển mạnh khi cây sinh trưởng trong điều kiện dinh dưỡng kém.
Biện pháp phòng ngừa
Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng trong quá trình chăm sóc, sau thu hoạch.
Sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ, được phép sản xuất, chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.