Cắt tỉa, loại bỏ cành nhiễm bệnh đem tiêu hủy.
Bệnh thán thư
Nấm
Triệu chứng
Trên lá: bệnh tấn công bất cứ vị trí nào nhưng thường bệnh gây hại ở chóp lá và rìa lá vào. Vết bệnh có màu vàng nâu, hình hơi tròn, bệnh nặng vết bệnh lớn dần, xung quanh có viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu vàng nhạt, vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm và trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ li ti, đó là các ổ nấm và làm cho vòng đồng tâm có màu đậm hơn. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy thành từng mảng lớn, lá rụng sớm, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Trên hoa: bệnh tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống, đài hoa.
Trên quả: xuất hiện những đốm nhỏ tròn, màu vàng nhạt trên vỏ quả, vết bệnh hơi lõm vào vỏ. Nơi vết bệnh vỏ bị khô sần sùi, bệnh càng nặng vết bệnh càng lan rộng, đôi khi quả bị nứt ra ngay vết bệnh và có nhựa chảy ra trong điều kiện độ ẩm cao. Quả có thể bị thối.
Nấm bệnh có thể gây hại trên cành non, làm cành bị héo khô.
Nguyên nhân
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều.
Trường hợp cây ra hoa vào mùa khô, lúc này tuy lượng mưa ít nhưng ban đầu vẫn có những đợt sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và gây hại nặng thêm.
Nấm bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật, các bộ phận bị bệnh và theo gió phát tán lây lan.
Các quả nằm khuất trong tán cây thường bị bệnh nặng hơn.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Dọn dẹp cỏ và các dây leo hoang dại xung quanh vườn.
Tỉa cành tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch làm cho tán cây thông thoáng.
Trong vườn nên bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vừa giúp phân huỷ chất hữu cơ nhanh, vừa diệt mầm bệnh hiện diện trên xác bã thực vật có trên và trong đất.
* Biện pháp hóa học
Phun thuốc phòng bệnh vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa hoặc nở hoa và trước khi vào mùa mưa.