Nhặt bỏ lá bệnh mang tiêu hủy.
Bệnh thán thư
Nấm
Triệu chứng
Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm lá khô cây không quang hợp được làm ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của cây.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
Nấm lưu tồn trong bộ phận bị bệnh và lây lan qua cây mai, vì vậy bệnh có khả năng lây lan khá nhanh.
Vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới quá nhiều nước trên bề mặt lá cũng có thể xuất hiện bệnh này. Hơn nữa bệnh còn lây truyền qua gió và nước.
Trong tháng 4 độ ẩm cao (trên 80%), trời ấm (nhiệt độ 25 – 26ºC) nấm bệnh phát triển mạnh, biểu hiện tỷ lệ và chỉ số bệnh tăng cao cho đến tháng 5, tháng 6.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Hạn chế tưới nước lên lá vào buổi chiều tối.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng thuốc sinh học, phun thuốc phòng nấm sau mưa hoặc phun định kì 7 – 10 ngày/lần.
* Biện pháp hóa học
Khi sử dụng thuốc sinh học không có hiệu quả phòng bệnh thì mới sử dụng thuốc hóa học để phun phòng nấm sau mưa hoặc phun định kì 7 – 10 ngày/lần.