Trường hợp cây bị nhẹ, dùng dao sắc cạo bỏ hết phần vỏ bị nhiễm bệnh sau đó quét thuốc trừ nấm lên vết bệnh trên thân cây.
Cây bị bệnh nặng nên chặt bỏ, thu dọn cành nhánh đưa ra khỏi vườn, nhằm hạn chế lây lan qua các cây khác.
Xử lý đất kỹ trước khi trồng lại.
Triệu chứng
Cây thiếu sức sống, lá vàng và rụng nhiều, bênh nặng hơn làm cành chết dần từ ngọn xuống, thậm chí chết cả cây.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh, vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh hại nặng, lớp vỏ ngoài thối rữa, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, nếu bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống dưới đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Phytophthora cinamoni gây ra. Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 30 – 40 cm trở xuống cổ rễ và phần rễ.
Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nhưng vào mùa mưa phát sinh gây hại nặng hơn. Những vườn bị úng nước hay bón phân mất cân đối hoặc vườn ít tạo tán thì bị nặng hơn.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chăm sóc tốt vườn cây để tăng sức đề kháng cho cây.
Tránh trồng ở những vùng trũng, thoát nước kém. Đào rãnh thoát nước hoặc lên líp trước khi trồng.
Sản xuất cây giống sạch bệnh từ trong vườn ươm. Sử dụng giống gốc ghép mắc ca kháng bệnh.
Tránh gây tổn thương cho cây nhằm hạn chế nấm bệnh xâm nhập qua vết thương.
* Biện pháp hóa học
Trước mùa mưa, nên quét dung dịch Booc – đô lên xung quanh thân cây đến độ cao 35 – 40 cm.