Bệnh thối đen thân-thối quả cây Lan Hồ Điệp ban đầu là một điểm nhỏ hình bất định ủng nước. Nếu không kịp xử lý sẽ lây lan nhanh đến rễ, thân, thối rễ.
Cách phòng bệnh thối đen thân-thối quả cây Lan Hồ Điệp
Triệu chứng bệnh thối đen thân-thối quả trên cây Lan Hồ Điệp
Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định ủng nước, màu nâu đen.
Bệnh hại chủ yếu trên lá non, ngọn và chồi cây hoa lan, làm đỉnh bị thối nhũn sau đó lan dần xuống dưới làm lá và cuống lá bị thối và rụng.
Khi bệnh đã xảy ra, nếu không kịp thời xử lý sẽ lây lan rất nhanh đến rễ, thân, làm thối rễ.
Nguyên nhân cây Lan Hồ Điệp bị bệnh thối đen thân-thối quả
Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
Bệnh thối đen ngọn phong lan có thể hình thành dịch trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt nước, giọt sương mưa phùn) và nhiệt độ thấp (dưới 20°C).
Con đường lây lan chủ yếu là do các bào tử nấm dính vào các hạt nước khi tưới nước rồi lan ra. Lá của lan Hồ Điệp có thể bị nhiễm các tế bào tử chủ yếu xâm nhập qua các vết thương ở rễ và thân khiến cho rễ bị thối và lá bị rụng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thối đen thân-thối quả
Duy trì nhà trồng lan thông gió, thoáng khí.
Khi trồng hay đổi chậu cần tránh làm xây xước rễ, những vùng bị xây xước phải rửa tiệt trùng.
Khi phát hiện bệnh cần quản lý chặt chẽ chế độ nước tưới tránh cây bị mưa ướt.
Khi phát hiện cây non bị bệnh phải kịp thời loại bỏ cây bệnh và giá thể đó phải được tiêu hủy.
Cây bánh tẻ bị bệnh dùng kéo diệt trùng cắt bỏ các vết bị bệnh, bôi lên các vết cắt các thuốc sát trùng như: Natri phenolat; nếu cây bị nặng thì phải hủy bỏ.
mobiAgri cập nhật bài viết cùng chủ đề: