Thăm vườn thường xuyên, nếu trên vườn có cây bệnh phải lập tức nhổ bỏ gom lại đem đi đốt.
Bệnh thối nhũn
Vi khuẩn
Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện ở phần cây sát gốc hoặc các lá già sát đất ẩm thấp, sau đó lan vào trong và lên trên.
Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó thối và nhũn.
Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị thối. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh.
Sau khi thu hoạch, trong quá trình vận chuyển hay cất trữ, bệnh tiếp tục lây lan sang các cây khác làm giảm giá trị thương phẩm.
Nguyên nhân
Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Pectobacterium carotovorum gây ra.
Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa Đạm, cây quá xanh tốt, lá rậm rạp, kết hợp vườn thường tưới nước theo kiểu phun mưa, vườn quá ẩm thấp… thì bệnh thường nặng. Bệnh cũng thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn, nóng ẩm và vườn có mật độ sâu hại cao.
Vi khuẩn tồn tại ở tàn dư cây bệnh trong đất và trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác cùng 1 số loài ký chủ phụ trên vườn trồng.
Vi khuẩn lây lan nhờ nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá.
Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, vườn không thoát nước, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27 – 32°C, độ pH thích hợp là 7, thời tiết có độ ẩm và nhiệt độ cao.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Thực hiện chế độ luân canh cây trồng thích hợp như lúa, ngô, đậu…
Bón phân cân đối hợp lý, sử dụng phân chuồng hoai mục, khi vun xới không nên cuốc quá sâu, tránh gây xây sát va chạm nhiều vào gốc cây để tránh lây lan bệnh qua dụng cụ lao động, diệt trừ các loài côn trùng có thể truyền bệnh (rệp, bọ nhảy…).
Trồng với mật độ vừa phải, không quá dày. Khi tưới nước cho cây thì nên tưới vừa phải không quá ẩm và tưới rãnh không nên tưới vào gốc.
Vệ sinh vườn trồng, thu gom, cắt tỉa bớt những lá già để gốc được thông thoáng.
* Biện pháp sinh học
Chọn giống kháng bệnh.