Khi phát hiện trên vườn có cây bệnh phải lập tức nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt hoặc chôn vùi thật sâu.
Bệnh thối nhũn
Vi khuẩn
Triệu chứng
Vết bệnh đầu tiên là giọt dầu nhỏ sau biến thành màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng, mô bệnh thối nhũn có mùi hôi, lá bên ngoài bị héo vào ban ngày, ban đêm phục hồi nếu bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng lá héo hoàn toàn không phục hồi.
Ở chỗ thối có dịch nhầy màu trắng xám, lá bệnh khô hoàn toàn, bệnh không gây hại hoàn toàn trên lá mà gây hại từng chỗ.
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
Vi khuẩn lây lan nhờ gió, nước, côn trùng và hoạt động của con người, xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá và qua côn trùng như là rệp, bọ nhảy…
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh, rễ cây bệnh thối mục trong đất.
Bệnh thối nhũn phát sinh phát triển mạnh ở đất trồng cây đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước, rễ phát triển kém cũng làm cho bệnh nặng hơn.
Vi khuẩn phát triển trong phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27 – 32°C, thời tiết ẩm độ cao, nhiệt độ cao rất thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Ở nhiệt độ trên 50°C, trong điều kiện khô hạn, ánh sáng chiếu trực tiếp vi khuẩn bị chết.
Vi khuẩn có tính kí sinh yếu, thâm nhập qua vết thương, tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất, dụng cụ chăm sóc khi làm đồng, trên cơ thể côn trùng, đặc biệt là truyền qua hạt.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Lên luống đủ cao để giúp vườn thông thoáng, khô ráo.
Tránh trồng xà lách trên đất bị ngập úng. Trồng xà lách ở khoảng cách thích hợp để đảm bảo độ thông thoáng, ít cọ xát.
Dùng rơm hoặc nilon che phủ mặt luống để giữ ẩm và giảm nguy cơ vi khuẩn bắn tung tóe trong những trận mưa lớn từ đất sang cây khỏe mạnh.
Bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm, tránh cây rậm rạp mềm yếu.
Hạn chế tưới trên mặt lá, ưu tiên sử dụng tưới nhỏ giọt.
Cẩn thận khi làm cỏ không làm tổn thương lá và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Làm sạch và khử trùng dụng cụ sử dụng trong thu hoạch.
Tránh thu hoạch xà lách khi cây còn ướt.
Thăm vườn thường xuyên.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng giống kháng bệnh.
Nên phun thuốc sinh học định kỳ vào các thời điểm bệnh dễ phát sinh.