Nhổ bỏ và đem tiêu hủy các cây bị bệnh
Bệnh thối nhũn/thối mềm
Vi khuẩn
Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện ở đầu lá, với những đốm vàng nhạt, mọng nước, hơi trong suốt, ẩm ướt giống như lá đã bị luộc chín.
Bệnh hay tấn công là cuống lá lan Hồ Điệp, làm lá nhanh chóng bị rụng khỏi thân. nếu không điều trị ngay sẽ làm thối cả thân Hồ Điệp.
Các lá non trên đỉnh cây Hồ Điệp cũng hay bị thối nhũn. Khi đã nhiễm bệnh ta dễ dàng hái chúng ra khỏi thân, cầm vào rất ẩm ướt, lá bị mục nhão.
Nguyên nhân
Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Pseudomonas gadioli gây ra, giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, đây là thời điểm nắng nóng (nhiệt độ cao) và mưa nhiều (ẩm độ cao) là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Vào khoảng thời gian cuối mùa hè, đầu mùa thu (từ tháng 7 đến tháng 9) là thời điểm bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng cho lan Hồ Điệp. Bệnh làm cây Hồ Điệp thối lá và rụng lá nhanh chóng. Cây có thể chết trong vòng 5 – 7 ngày.
Những tàn dư gây bệnh còn sót lại ở trong đất, trong cơ thể của một số loại côn trùng, trong dụng cụ canh tác và một số loài ký chủ phụ.
Qua tiếp xúc trung gian như nước côn trùng và hoạt động của con người, khi đó vi khuẩn sẽ trực tiếp xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá.
Bệnh thối nhũn phát sinh khi chậu hoặc giá thể trồng không thoát nước hay khi nhiệt độ thích hợp từ 27 đến 32°C, độ pH thích hợp là điều kiện lý tưởng để phát sinh bệnh.
Biện pháp phòng ngừa
Cần đảm bảo nguồn nước tưới cho lan phải sạch, không có vi khuẩn gây bệnh.
Khoảng cách giữa các chậu lan nên bố trí hợp lý không quá dày đặc tạo môi trường ẩm thấp cục bộ, đồng thời khi bệnh xảy ra dễ làm lây lan cho cả vườn lan.
Trong thời điểm mùa mưa cộng với nắng nóng ta nên hạn chế bón phân đạm, dùng ít đến vừa đủ.
Vườn lan cần thông thoáng, giảm nhiệt độ, độ ẩm, đủ ánh sáng cho vườn nhầm tăng cường sức đề kháng cho lan.
Không nên tưới nước vào chiều tối làm nước đọng trên lá lan, tăng nguy cơ lan bị nhiễm bệnh thối nhũn.