Bệnh thối thân (thối nhũn) trên lúa hoàn toàn có thể phòng ngừa và xử lý khi mới phát hiện bệnh. Bà con cần thường xuyên thăm đồng và sớm phát hiện bất thường.
Bệnh thối nhũn (thối thân) trên lúa phòng ngừa thế nào?
Vi khuẩn
Triệu chứng bệnh thối nhũn (thối thân) trên lúa
Ban đầu xuất hiện các vết bầu dục dài hoặc có hình dáng không nhất định dài 0,5 – 1,5 cm. Ở giữa vết màu xám có viền màu nâu hay toàn vết bệnh có màu nâu sẫm. Vết bệnh lớn dần, nối liền nhau và lan ra cả bẹ lá.
Bệnh nặng ở thời kỳ đẻ nhánh khiến chồi dễ bị đứt khi nhổ lên và ngửi thấy có mùi thối. Ở thời kỳ làm đòng, trổ bông làm bông lúa bị nghẹt, trỗ không thoát. Lá lúa chuyển màu vàng, bông không trỗ thoát có bám đầy nấm màu trắng; còn bông trỗ được thì một phần hạt bị lửng.
Cây đã bị bệnh thối thân (thối nhũn) vẫn có thể bị sâu đục thân hoặc các vết thương khác ở gần gốc. Bệnh này cũng có thể phát sinh trên cây lúa đã bị nhiễm các bệnh virus.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh thối nhũn trên lúa
Bệnh thối thân lúa do vi khuẩn Erwinia sp gây ra.
Bệnh gây hại trên lúa vụ hè thu, lúa mùa nhiều hơn lúa vụ đông xuân do thời tiết ẩm ướt, nhiều sương mù, độ ẩm không khí cao.
Ở nước ta bệnh này ít gặp. Vụ hè thu 2012, bệnh xuất hiện khá phổ biến trên các ruộng lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trên ruộng sản xuất các giống lúa OM4218, OM5472,… Bệnh xuất hiện vào khoảng 15 ngày sau khi sạ và gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước, xâm nhập qua vết thương, làm nghẽn mạch, gây héo. Bệnh lan truyền rất nhanh, trường hợp thiệt hại nhẹ thì lúa chết từng chòm, trường hợp nặng có thể cả ruộng lúa chết rụi.
Bệnh thối nhũn có thể bộc phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng nếu ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn, nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn.
[XEM THÊM CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY LÚA]: Vì sao mạ xuân bị chết chòm?
Biện pháp phòng ngừa bệnh thối nhũn trên lúa
Sử dụng giống ít nhiễm bệnh.
Bón phân cân đối, không bón dư thừa phân đạm.
Cách chữa cây lúa bị thối nhũn theo hướng an toàn
Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt, sau đó rải vôi bột (20 – 25 kg vôi/1.000 m²). Trường hợp ruộng lúa bị bệnh thối thân (thối nhũn) nặng thì bà con có thể kết hợp phun vôi và rải vôi.