Bệnh thối rễ

Nấm

Cây bị bệnh nặng cần đào bỏ hết gốc, rải vôi sát trùng.

Triệu chứng

Bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ giáp mặt đất. Trên cổ rễ lúc đầu nhỏ màu nâu, sau đó chuyển nâu đen và lan rộng bao quanh phần vỏ cổ rễ khiến vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ bên trong.

Nấm có thể ăn sâu vào thân làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen.

Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, nếu cây còn nhỏ thì có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đổ do bộ rễ đã bị hại.

Nguyên nhân

Bệnh do nấm Fusarium và một số nấm đất khác gây ra như Rhizoctonia, Sclerotium gây ra.

Nấm sản sinh ra hai loại bào tử là đại bào tử và tiểu bào tử. Đại bào tử có dạng dài, hai đầu nhọn, có dạng cong như lưỡi liềm, không màu, có 3 – 4 vách ngăn.

Tiểu bào tử có hình trứng, không có hoặc có vách ngăn, không màu, nấm phát triển thích hợp ở điều kiện nhiệt độ là 30°C.

Bào tử tồn tại rất lâu trong đất, xâm nhập vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá, điều kiện đất cát dễ bị thiệt hại hơn so với điều kiện đất thịt.

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra vườn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cổ rễ.

Cắt tỉa cành thông thoáng.

Vun gốc cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng.

Sử dụng phân hữu cơ và bón nấm Trichoderma.

* Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl và Mancozeb để tưới gốc phòng bệnh.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội