Bệnh thối thân, thối bẹ

Nấm

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mức độ bệnh hại nhiều.

Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

Không nên phun khi có mưa, sắp mưa hoặc thời tiết nắng gắt.

Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển phải phun kép 2 lần, lần 2 cách lần một khoảng 6 – 7 ngày.

Triệu chứng

Vết bệnh có góc cạnh màu đen trên bẹ lá gần mặt nước ở giai đoạn đẻ nhánh, sau đó bẹ và thân có màu nâu tối hay sọc đen.

Giai đoạn thân cây lúa già vết bệnh dính liền vào nhau có những hạch nấm tròn màu đen nhỏ được hình thành trên mô chết.

Khi xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông, bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh muộn cây lúa có bông nhưng trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu.

Nguyên nhân

Bệnh do nấm Sarocladium Oryzae gây ra.

Bệnh hại nặng trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao, vì vậy chủ yếu hại nặng trong vụ Mùa, vụ Hè Thu.

Nấm bệnh thường xâm nhập vào cây lúa qua vết cắn của côn trùng hoặc vết bệnh khác.

Biện pháp phòng ngừa

Sử dụng hạt giống và cây sạch bệnh.

Ở những cánh đồng thường bị bệnh thì không gieo cấy 1 giống lúa trên 1 cánh đồng (gieo cấy ít nhất hai giống lúa trên cùng một cánh đồng) và thường xuyên theo dõi đồng ruộng.

Giảm mật độ cấy.

Loại bỏ gốc rạ và cỏ dại bị nhiễm bệnh khỏi ruộng.

Bón các loại phân bao gồm kali, sunphat canxi và sunphat kẽm trong giai đoạn đẻ nhánh để tăng cường các mô thân và lá.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội