Bệnh Tristeza/virus tàn lụi trên cây Bưởi thường làm cho cây lùn, còi cọc, lá bánh tẻ thường có những đoạn trong suốt, lá dày, sần sùi gân cong, cây còi cọc.
Bệnh Tristeza/virus tàn lụi trên cây Bưởi
Biểu hiện bệnh Tristeza/virus tàn lụi trên cây Bưởi
- Triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm.
- Bệnh thường làm cho cây lùn, còi cọc, lá bánh tẻ thường có những đoạn trong suốt, lá dày, sần sùi gân cong, cây còi cọc.
- Tiêu biểu nhất là gây gân trong, gân lồi, quả bị vàng đít. Trên thân cành thường có những vết lõm làm phần gỗ bên trong bị vặn vẹo, bệnh lây lan nhanh làm cây lùn, bị tàn lụi dần. Từ đó, làm giảm năng suất và kích thước quả, cành trở nên giòn và dễ gãy.
Đặc điểm hình thái bệnh Tristeza/virus tàn lụi trên cây Bưởi
- Bệnh do virus CTV gây ra và thường là do rầy mềm làm tác nhân lan truyền bệnh.
- Bệnh lan truyền qua cây giống ghép, chiết, qua dụng cụ ghép chiết, cắt tỉa (dao, kéo…).
Biện pháp phòng ngừa bệnh Tristeza/virus tàn lụi trên cây Bưởi
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
- Không sử dụng các cây bị nghi ngờ nhiễm bệnh làm giống. Sản xuất và trồng cây giống sạch bệnh. Sử dụng gốc ghép kháng hay chống chịu bệnh.
- Kiểm dịch nghiêm ngặt các nguồn giống nhập.
- Khử trùng dụng cụ khi chiết ghép, tỉa cành.
* Biện pháp sinh học
Diệt côn trùng môi giới là rầy mềm.
Biện pháp điều trị an toàn bệnh Tristeza/virus tàn lụi trên cây Bưởi
- Loại bỏ những cây bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan.
- Sử dụng thuốc trừ rầy mềm để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Xem thêm: