Bệnh Tristeza/virus tàn lụi

Virus

Loại bỏ những cây bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm.

Bệnh thường làm cho cây lùn, còi cọc, lá bánh tẻ thường có những đoạn trong suốt, lá dầy, sần sùi gân cong, cây còi cọc.

Tiêu biểu nhất là gây gân trong, gân lồi; quả bị vàng đít. Trên thân cành thường có những vết lõm làm phần gỗ bên trong bị vặn vẹo, bệnh lây lan nhanh làm cây lùn, bị tàn lụi dần. Từ đó, làm giảm năng suất và kích thước quả, cành trở nên giòn và dễ gãy.

Trên quýt đường, khi quả đạt kích thước bằng trái pingpong thì bị vàng từ phần đít lên cuống quả, quả rụng hàng loạt, gây thất thoát nặng cho nhà vườn.

Phần lớn các cây có múi đều nhiễm Tristeza. Ở ĐBSCL, bệnh Tristeza nhiễm trên cây chanh giấy Lộ triệu chứng gân trong, một số cây chanh tàu có triệu chứng lõm thân, cây quýt đường bị vàng nửa dưới của quả sau đó rụng nhiều, có thể lên đến 50% số quả trên cây.

Nguyên nhân

Bệnh do virus CTV gây ra và thường là do rầy mềm làm tác nhân lan truyền bệnh.

Do côn trùng trung gian truyền bệnh là rầy mềm.

Lan truyền qua cây giống ghép, chiết…

Qua dụng cụ ghép chiết, cắt tỉa (dao, kéo…).

Biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Không sử dụng các cây bị nghi ngờ nhiễm bệnh làm giống. Sản xuất và trồng cây giống sạch bệnh. Sử dụng gốc ghép kháng hay chống chịu bệnh.

Kiểm dịch nghiêm ngặt các nguồn giống nhập.

Khử trùng dụng cụ khi chiết ghép, tỉa cành.

* Biện pháp sinh học

Diệt côn trùng môi giới là rầy mềm.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội