Dùng bẫy màu vàng treo trong vườn để phát hiện sự xuất hiện của rầy chổng cánh.
Bệnh vàng lá gân xanh Greening
Vi khuẩn
Triệu chứng
Trên cây: Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng (lá tai thỏ) và chỉ còn lại một ít gân còn xanh (chủ yếu là gân chính), có một vài cành bị chết khô, sau đó chết cả cây.
Trên lá: Vàng lốm đốm, trên lá có xuất hiện những đốm xanh đậm không đối xứng trên nền vàng lợt. Vàng lá gân xanh: lá nhỏ lại, cong dạng tai thỏ mọc sát vào với nhau, tựa như triệu chứng lá bị thiếu kẽm, gân lá còn xanh, phiến lá có màu vàng. Lá có vết vàng loang trãi, đối xứng hai bên lá, lá vẫn giữ nguyên kích thước bình thường.
Trên quả và hạt: Quả nhỏ, méo mó, chai, không phát triển, tâm quả khi chẻ dọc thấy lệch, hạt bị thui đen… Quả ở những cây bị bệnh thường nhỏ nhạt màu (quýt đường rụng sớm), múi bên trong chai sượng, chẻ dọc quả thấy phần trung trụ bị vặn vẹo, vỏ dày, hạt bị thui hoặc lép.
Nguyên nhân
Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó, làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất quả. Bệnh không có giống kháng.
Bệnh phát triển quanh năm, nhất là giai đoạn ra lá non.
Có 3 con đường lan truyền: do rầy chổng cánh lan truyền qua tuyến nước bọt; qua cây giống nhiễm bệnh; qua các dụng cụ chiết ghép, cắt tỉa cành trên những cây nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy (cây nguyệt quới, dây tơ hồng) sau khi đã phun thuốc trừ rầy.
Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh.
Kỹ thuật canh tác hợp lý sẽ làm cho cây khoẻ mạnh, do đó cần chú ý gieo trồng đúng thời vụ, bón hợp lý, mật độ gieo trồng thích hợp, xen canh, quản lý nước, chăm sóc cỏ dại, thời điểm và cách thu hoạch thích hợp. Trồng cây chắn gió.
Trồng xen ổi để xua đuổi rầy chổng cánh.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh như các loài ong ký sinh, kiến vàng, bọ rùa… Nếu mật độ các thiên địch trong vườn cao sẽ làm giảm mật độ của rầy chổng cánh.
* Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc trừ rầy chổng cánh để phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.