Đào, đốt cây bị bệnh. Khi cây bị bệnh nặng cần nhổ bỏ và xử lý đất bằng vôi bột một thời gian rồi mới trồng lại.
Bệnh vàng lá thối rễ
Nấm
Triệu chứng
Tuyến trùng gây hại trên cà phê ở tất cả các loại tuổi, kể cả trong giai đoạn vườn ươm.
Nếu cây bị tuyến trùng gây hại trong giai đoạn vườn ươm và kiến thiết cơ bản, cây sẽ còi cọc, thấp hơn hẳn các cây xung quanh, năng suất thấp, cây bị nặng sẽ chết.
Trên cà phê kinh doanh, cây sinh trưởng kém, vàng lá, rất dễ nhầm với triệu chứng vàng lá do thiếu dinh dưỡng.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện cục bộ thành từng vùng trên vườn, khác với triệu chứng vàng lá toàn vườn do cây bị thiếu dinh dưỡng.
Tuyến trùng gây bệnh thối rễ tơ trên cà phê kinh doanh và thối rễ cọc trên cà phê kiến thiết cơ bản.
Trên cà phê kiến thiết cơ bản, triệu chứng thối rễ cọc xuất hiện chủ yếu trên các vườn được trồng lại trên đất các vườn cà phê già cỗi và các vườn cà phê kinh doanh đã bị tuyến trùng gây hại.
Tuyến trùng Meloidogyne spp. tạo những nốt sưng nhỏ ở rễ, cũng có thể là những vết sưng lớn và dài dọc theo rễ.
Tuyến trùng Radopholus similis tạo những vết thương lớn ăn sâu vào trong vỏ rễ cọc, nếu cây bị hại nặng thì cả rễ tơ cũng bị thối. Cây cũng có triệu chứng vàng lá vào đầu mùa khô nhưng rễ cọc không bị thối và rất khó nhổ lên bằng tay.
Các vết thương hay nốt sưng trên rễ do tuyến trùng gây ra sẽ tạo điều kiện cho các loài nấm Fusarium xâm nhiễm và gây hại cây.
Nguyên nhân
Bệnh do tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus coffeae (Zimmermann) Schuurmanns-Stekhoven, Pratylenchus spp., tuyến trùng nốt sần Meloidogyne spp.) và nấm hại rễ (Furasium spp.) gây ra.
Các loài tuyến trùng gây hại cà phê chủ yếu sống trong đất, thường gây hại trong mùa mưa, lây lan nhờ nước.
Trứng của tuyến trùng có thể tồn tại rất lâu trong đất khi gặp điều kiện không thuận lợi. Ẩm độ đất cao tạo điều kiện cho tuyến trùng phát triển.
Tuy nhiên đất quá khô hay quá ẩm cũng làm chết tuyến trùng. Đa số tuyến trùng chết ở nhiệt độ 50 – 55°C.
Tuyến trùng có thể di chuyển theo nước nên biện pháp tưới tràn giúp cho bệnh lây lan nhanh.
Biện pháp xới xáo, vét bồn trong các vườn đã bị tuyến trùng gây hại cũng tạo điều kiện cho tuyến trùng lây lan và nấm bệnh phát triển vì tạo vết thương cho rễ.
Biện pháp phòng ngừa
Lựa chọn cây giống sinh trưởng khỏe không bị bệnh.
Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây. Phải thay đổi vị trí của vườn ươm nếu đất có tuyến trùng.
Đối với cà phê kiến thiết cơ bản trồng lại trên đất đã trồng cà phê thì xử lý như ở phần bệnh thối rễ.
Đối với cà phê kinh doanh, cần bảo đảm quy trình kỹ thuật thiết kế vườn cây như cây trồng xen, cây che bóng, đai rừng chắn gió để tạo cho vườn cây có năng suất ổn định.
Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn cây đã cho năng suất cao trong nhiều năm.
Hạn chế xới xáo và làm bồn ở những vườn cây đã bị bệnh, tránh làm tổn thương bộ rễ.
Không sử dụng biện pháp tưới tràn.
Xử lý đất trước khi tái canh: Nhổ bỏ cây, thu gom toàn bộ thân, rễ, lá cà phê rồi đốt. Vào mùa khô cần cày xới đất định kỳ 2 – 3 lần để diệt trứng và ấu trùng của tuyến trùng.
Thực hiện nghiêm túc chế độ luân canh cây trồng. Luân canh cây phân xanh, cây đậu đỗ 2 – 3 năm.