Bệnh virus/tiêu điên

Virus

Khi cây đã bị bệnh nặng cần nhổ bỏ, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu hủy.

Triệu chứng

Có 6 triệu chứng bệnh phổ biến: Đốm hoa lá, đốm vàng nhạt, khảm xanh, lá nhỏ biến dạng, vàng lá, vàng lá gân xanh. Tuỳ vào giai đoạn nhiễm bệnh và loại virus gây hại sẽ có những triệu chứng khác nhau. Giai đoạn đầu của bệnh tiêu điên lá tiêu chỉ bị khảm, triệu chứng giống như rối loạn dinh dưỡng. Ở giai đoạn nhiễm nặng lá tiêu bị khảm nặng, xoăn, rụt đọt, đốt ngắn, biến vàng

Đốm hoa lá: Thường thấy ở lá bánh tẻ của nhánh tiêu và phổ biến ở các vùng trồng tiêu. Bề mặt lá có các đốm nhỏ màu vàng nhạt tới vàng đậm với nhiều vết hoại tử. Lá non khi bị nhiễm nặng sẽ bị biến màu, mép lá quăn, gợn sóng. Nhìn toàn bộ cây vẫn phát triển bình thường.

Đốm vàng nhạt: Thường xuất hiện ở lá già. Trên mặt lá có nhiều vết đốm nhỏ màu vàng, đường kính 1 – 3 mm. Vết bệnh không hoại tử, không mất đi, lá không bị biến dạng. Cây phát triển bình thường.

Khảm xanh: Gân lá xanh. Lá bị biến dạng ở mép lá, lá xoắn cuốn vào phía trong. Có nhiều vết xanh đậm lồi lõm trên mặt lá. Nhánh phát triển yếu, chùm quả thưa, số quả/gié ít hơn so với cây không bị bệnh.

Lá nhỏ biến dạng: Hầu hết lá non có kích thước nhỏ không bình thường, chóp lá cong xuống. Bề mặt lá nhăn nhúm, lồi lõm, có nhiều vết khảm, đốm. Ngọn non bị chùn lại, cây sinh trưởng chậm hoặc lùn vàng cả cây.

Đôi khi trong cùng một cây chỉ có một phần hay một vài nhánh tiêu có triệu chứng bệnh. Có ít gié quả, số quả/gié ít, hạt rất nhỏ.

Vàng lá: Thường xuất hiện trên lá bánh tẻ và lá già. Phần vàng là phần giới hạn giữa các gân chính của lá, không phân biệt rõ ràng giữa vùng bệnh và không bệnh. Lá không biến dạng, triệu chứng này giống với triệu chứng do cây thiếu dinh dưỡng.

Vàng lá gân xanh: Triệu chứng xuất hiện ở cả lá non và lá già. Đầu tiên là các vết khảm hình tròn, màu vàng nhạt nối tiếp nhau, chạy dọc theo gân chính của lá (triệu chứng xuất hiện nhiều trên lá non).

Khi bệnh gây hại nặng, vết bệnh chuyển sang màu vàng đậm, lan rộng ra cả phần thịt lá tạo thành vệt vàng, gân chính vẫn còn xanh. Mép lá quăn, gợn sóng, có nhiều vết hoại tử. Cây vẫn thấy phát triển bình thường nhưng nhánh ngắn, không vươn dài.

Nguyên nhân

Nguy cơ lây bệnh cao nhất là nhân giống từ các cây tiêu đã bị bệnh. Trong vườn, virus lây lan từ cây bệnh sang cây khoẻ thông qua việc sử dụng dụng cụ cắt dây, tạo hình từ cây bệnh, sau đó cắt sang cây khoẻ mà không được khử trùng.

Virus cũng có thể lan truyền qua côn trùng chích hút, rệp Toxoptera aurauntii và Aphis gossypii là hai loài rệp đã được các nước trồng hồ tiêu báo cáo về khả năng lây truyền bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa

Triệu chứng ban đầu của bệnh virus/tiêu điên rất giống với một số hiện tượng thiếu dinh dưỡng trên cây tiêu. Do vậy, khi trên vườn xuất hiện các triệu chứng khảm lá thì nên sử dụng các loại phân bón lá chuyên dùng cho hồ tiêu (có chứa đầy đủ các yếu tố đa trung và vi lượng) để phun 2 – 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 – 20 ngày.

Bệnh virus gây ra thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây. Do đó để phòng bệnh này không nên lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus.

Trong quá trình canh tác (nhân giống, tạo hình…) cần sát trùng dao, kéo cắt tỉa trước khi thực hiện trên cây.

Không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội