Nhổ bỏ cả cây (kể cả gốc) bị nhiễm bệnh virus đem đốt hoặc chôn vùi sâu giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus PVX.
Khi phát hiện có bọ phấn, dùng vòi nước phun rửa trôi bọ phấn ở giai đoạn cây sinh trưởng.
Sử dụng bẫy dính màu vàng để thu hút bọ phấn trưởng thành đến tiêu diệt.
Dùng bẫy mồi dính với pheromone giới tính của loài để bắt bọ phấn.
Kiểm soát và sử dụng hiệu quả các loài thiên địch khác nhau của bọ phấn để hạn chế sự phát triển của chúng như: ong vàng ký sinh, Coccinellid nhỏ – Scymnus sp.
Triệu chứng
Vết bệnh trên lá có thể được xem như một vết khảm đơn thuần (các vết màu từ vàng đến xanh lục xen kẽ với các lá khỏe mạnh có màu xanh).
Khi cây bị nhiễm bệnh nặng, lá có dạng khảm màu xanh nhạt và xoăn lại, đầu lá hoại tử, phiến lá gồ ghề không phẳng, cây còi cọc thấp lùn và chết, củ nhỏ và ít củ.
PVX có thể tương tác với PVY và PVA để gây ra các triệu chứng nặng hơn và làm thiệt hại năng suất nặng hơn.
Các triệu chứng khảm rõ ràng hơn trong giai đoạn nở hoa (chỉ xuất hiện ở vùng sản xuất giống).
Nguyên nhân
Bệnh do virus PVX thuộc họ Flexiviridae, giống Potexvirus gây ra.
Bệnh lan truyền chủ yếu là cơ học, thông qua tiếp xúc giữa các cây bị bệnh (do gió, máy móc, con người, động vật, v.v.) với cây khỏe. Trong thực tế, hầu hết sự lây nhiễm bệnh xảy ra cơ học do máy móc, con người lan truyền.
Virus gây bệnh cũng lây lan qua côn trùng hại khoai tây, chủ yếu là bọ phấn, châu chấu, sống trên các ký chủ phụ là cây họ cà trồng vụ liền kề hoặc ruộng bên cạnh.
Bệnh lan truyền cho vụ sau qua củ giống.
Bệnh phát sinh, gây hại nặng trong điều kiện vụ đông xuân ở nước ta, khi độ ẩm không khí tương đối cao. Các triệu chứng dường như phát triển rõ ràng hơn ở nhiệt độ từ 16 – 22°C, và điều kiện ánh sáng yếu. Ở nhiệt độ môi trường cao hơn, các triệu chứng thường không nhìn rõ.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Sử dụng giống sạch rất quan trọng. Mua khoai tây giống đã được chứng nhận sạch virus. Khử trùng hoặc không sử dụng máy móc, công cụ, đã qua sử dụng ở ruộng bị bệnh.
Luôn luôn vệ sinh đồng ruộng, nhổ cỏ dại vì chúng có thể là nguồn chứa virus. Cắt tỉa bớt lá gốc và cỏ dại quanh gốc để vườn cây được thông thoáng, hạn chế bớt nơi ẩn nấp và đẻ trứng của bọ phấn.
Không trồng gần với những cây cùng là ký chủ của virus PVX và bọ phấn, nhất là nhóm cây họ cà.
Có thể trồng ngô làm hàng rào hoặc cây bầu bí làm cây bẫy để kiểm soát các loài vector truyền bệnh và để tăng cường sự phát triển của các chất kiểm soát sinh học.
Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo tưới đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ phấn gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con. Tránh làm cây bị thương trong suốt quá trình chăm sóc.
Không nên đi lại chăm sóc từ ruộng bị bệnh trước khi sang ruộng khỏe. Tránh di chuyển đất có thể chứa các vật trung gian của một số virus khoai tây giữa các cánh đồng.
Ruộng bị nhiễm virus ở giai đoạn có củ cần thu hoạch sớm có thể giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm vào cuối mùa.
* Biện pháp sinh học
Sử dụng giống kháng bệnh PVY.
Không nên phun thuốc trừ sâu sớm và phun quá nhiều lần để bảo vệ các thành phần thiên địch (ong vàng ký sinh, Coccinellid nhỏ – Scymnus sp.) trong vườn cây.
Sử dụng dầu ăn, xà phòng phun phòng bọ phấn 3 – 5 ngày một lần, phun vào chiều mát để tránh cháy lá. Cách phun như sau:
Cách 1: Pha 3 muỗng canh (1/3 chén) dầu ăn trong 4 lít nước + ½ muỗng cà phê xà phòng tẩy rửa. Lắc đều và sử dụng.
Cách 2: Pha 5 thìa xà phòng trong 4 lít nước, hoặc 2 thìa nước rửa bát trong 4 lít nước.
* Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ phấn.