Khi phát hiện cây bị bệnh thì nhanh chóng tiến hành thu gom và tiêu hủy.
Dùng bẫy dính màu vàng (kích thước bẫy 20 x 30 cm, đặt bẫy so le 3 m/cái khi cắm choái) để thu hút con trưởng thành.
Virus
Khi phát hiện cây bị bệnh thì nhanh chóng tiến hành thu gom và tiêu hủy.
Dùng bẫy dính màu vàng (kích thước bẫy 20 x 30 cm, đặt bẫy so le 3 m/cái khi cắm choái) để thu hút con trưởng thành.
Cây nhiễm virus xoăn lá cà chua (TLCV) có triệu chứng chùn ngọn.
Cây cà chua bị nhiễm virus xoăn lá sẽ phát triển chậm chạp và trở nên còi cọc hoặc lùn. Cây sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt, có khuynh hướng nhỏ lại về kích cỡ, số hoa và chùm hoa giảm về số lượng và kích cỡ, quả nhỏ và giảm đáng kể về chất lượng, quả có thể chín sớm hoặc không chín (sượng quả), năng suất giảm rõ rệt.
Bệnh do virus TLCV gây ra.
Virus bệnh xoăn lá cà chua lây nhiễm vào cây khoẻ qua “vector” là côn trùng môi giới, hoặc lây lan cơ giới qua đất, hạt giống, tàn dư thực vật, cỏ dại, công cụ lao động, tay người làm vườn.
Virus TLCV lây lan bởi bọ phấn, không lây lan qua hạt giống.
Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an toàn; bón phân cân đối, mùa mưa hạn chế bón nhiều đạm.
Trồng cây với mật độ vừa phải.
Làm giàn: Khi cây cao 40 – 60 cm cần làm giàn kịp thời để giúp cây phân bố đều trên luống thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Triệt để áp dụng biện pháp thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh trước và định kỳ 7 – 10 ngày sau khi trồng.
Vệ sinh tay, công cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa lá, cành. Cắt tỉa cây khỏe trước, cây bệnh sau.
Dùng giấy bạc treo trên ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng bảo vệ vườn trồng.