Nên vận động nhiều chủ vườn trong vùng cùng xử lý, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt, lá non tập trung để dễ theo dõi, phát hiện và phun thuốc trừ rầy kịp thời. Không nên trồng các loại cây hấp dẫn họ Cam quýt như nguyệt quới, cần thăng, kim quýt gần vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.
Biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh trên cây Cam
Sâu bọ
Triệu chứng gây hại của rầy chổng cánh trên cây Cam
- Cả sâu non và sâu trưởng thành tập trung chích hút nhựa của chồi, lá, trái non làm chồi ngọn bị lụi dần, sần sùi và khô héo, các lá phía dưới bị vàng và quăn queo.
- Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp. Khi ăn, cánh của chúng thường xếp trên lưng, phần bụng như hình mái nhà, đầu chúc xuống, phần cuối bụng chổng lên cao tạo thành 1 góc 30 – 40 độ so với bề mặt lá.
Đặc điểm sinh trưởng rầy chổng cánh trên cây Cam
- Trưởng thành là 1 loài rầy nhỏ, có thân dài 2 – 3 mm, toàn thân màu xám tro, hơi phớt màu xanh, cánh màu trong đục có nhiều đốm nâu nhỏ.
- Sau khi hóa trưởng thành 4 – 5 ngày thì bắt đầu giao phối và đẻ. Trứng được đẻ thành từng cụm trên các đọt non. Một con cái đẻ khoảng 200 – 800 quả trứng.
- Trứng hình bầu dục, dài 0,3 mm, có 1 đầu nhọn và được đính thẳng vào mặt lá, nách lá.
- Ấu trùng (sâu non) hình bầu dục dẹp (giọt nước), màu xanh lục ngả màu vàng ở các tuổi nhỏ, di chuyển chậm chạp.
- Sâu non có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 11 – 25 ngày.
- Sâu non tuổi 5 có màu nâu vàng và 2 mầm cánh nhỏ.
- Ở tuổi nhỏ sâu non thường sống tập trung và tiết ra các sợi sáp trắng (phân) quanh nơi sinh sống.
- Vòng đời: Trứng: 4 – 6 ngày; sâu non: 12 – 20 ngày; trưởng thành: Có thể sống trên 8 tuần.
Nguyên nhân rầy chổng cánh trên cây Cam
- Rầy chổng cánh chích hút nhựa của chồi, lá, trái non và truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh Greening.
- Những cây ra lộc quanh năm thường bị gây hại nặng. Nhiệt độ thích hợp cho rầy chổng cánh phát sinh và gây hại là 28 – 30°C, độ ẩm 80 – 85%.
Biện pháp phòng ngừa rầy chổng cánh trên cây Cam hiệu quả
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
- Sản xuất cây giống phải thực hiện trong nhà lưới 2 cửa và có chế độ ra vào nghiêm ngặt để tránh lây lan rầy chổng cánh vào nhà lưới.
- Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn. Trước khi chặt bỏ, phải phun thuốc diệt rầy, không cho chúng bay sang những cây khác.
- Nên vận động nhiều chủ vườn trong vùng cùng xử lý, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt, lá non tập trung để dễ theo dõi, phát hiện và phun thuốc trừ rầy kịp thời.
- Trồng cây chắn gió xung quanh vườn (bạch đàn, dương…) để hạn chế sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát tán và di chuyển của rầy trưởng thành.
- Không nên trồng các loại cây hấp dẫn họ Cam quýt như nguyệt quới, cần thăng, kim quýt gần vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.
- Trồng xen ổi xá lị trong vườn cây có múi để tăng khả năng xua đuổi rầy.
- Nhổ tiêu hủy cây bệnh Greening cắt nguồn lây bệnh.
* Biện pháp sinh học
- Sử dụng bẫy màu vàng vào các đợt ra đọt non, cứ 5 cây/hàng đặt 1 bẫy để theo dõi sự phát triển của rầy.
- Nuôi kiến vàng Oecopphylla smaragdina. Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Thiên địch bắt mồi gồm các loài: kiến vàng Oecophylla smaragdina, bọ rùa, nhện… Thiên địch ký sinh gồm các loài ong trong họ Eulopidae và Encyrtidae ký sinh rầy non, nấm tua ký sinh rầy trưởng thành.
Biện pháp điều trị an toàn rầy chổng cánh trên cây Cam
- Theo dõi mật độ rầy vào các giai đoạn cây ra đọt non để phòng trị kịp thời. Phun khi mật độ rầy có từ 1 con/1 cây trở lên.
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu/mức độ bệnh hại nhiều.
- Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
- Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Khi mật độ rầy nhiều nên phun kép 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly.