Khi phát hiện sâu cắn phá thân cành, dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng thuốc trừ sâu và gắn vào đầu dây kẽm, sau đó nhét vào lỗ đục.
Tiếp đến dùng đất sét hoặc vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.
Sâu bọ
Khi phát hiện sâu cắn phá thân cành, dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng thuốc trừ sâu và gắn vào đầu dây kẽm, sau đó nhét vào lỗ đục.
Tiếp đến dùng đất sét hoặc vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.
Bọ đầu dài gây hại chủ yếu ở giai đoạn quả non, lúc quả có đường kính 5 – 10 mm.
Con cái thường đục một lỗ rộng 3 – 4 mm trên vỏ quả sau đó đẻ trứng vào đó, trứng nở ra sâu non xâm nhập vào bên trong hạt và ăn nhân hạt và làm hỏng và rụng quả.
Ở giai đoạn quả lớn (vỏ hạt cứng), bọ đầu dài ăn vỏ quả và lá non.
Con trưởng thành bọ đầu dài có màu xám nâu, trên phần đầu và chân có nhiều mụn cơm, dài khoảng 6 mm.
Sâu non cuối thời kỳ sinh trưởng có kích thước đến 10 mm.
Bọ đầu dài thường gây hại mạnh hơn ở các vườn trồng độc canh, không có thiên địch.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Đa dạng hóa cây trồng trong vườn, tránh độc canh để hạn chế sâu hại tập trung vào cây trồng chính.
Bón phân cân đối, chăm sóc vườn cây tốt để tăng sức chống chịu.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và xử lý sớm khi sâu mới xuất hiện với mật độ thấp.
Tỉa cành thông thoáng cho cây.
Thu gom và tiêu hủy quả rụng để tiêu diệt sâu non.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên như bọ rùa, kiến vàng.