Thu gom và tiêu huỷ các bộ phận cây đậu bị nhiễm bọ trĩ.
Sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút bọ trĩ trưởng thành.
Sâu bọ
Thu gom và tiêu huỷ các bộ phận cây đậu bị nhiễm bọ trĩ.
Sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút bọ trĩ trưởng thành.
Lá có mật độ dày đặc từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn con bọ trĩ. Lá bị vàng, cuốn mép và quăn queo.
Sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa. Cánh hoa bị hại có chấm trắng, cong lại.
Cây sen bị nhiễm bọ trĩ nặng phát triển kém, thân lá tàn rụi.
Năng suất và chất lượng hạt, ngó và củ (tùy theo giống sen trồng với mục đích lấy sản phẩm) bị giảm sút nghiêm trọng.
Trưởng thành dài 1 mm, con cái màu nâu, con đực màu trắng vàng, có viền. Cánh trước và sau xếp thành hàng, con non không có cánh.
Hiện nay có rất ít tài liệu xác định vòng đời của bọ trĩ, tuy nhiên thời gian trứng khoảng 3 ngày, vòng đời khoảng 11 – 16 ngày, ấu trùng có 2 tuổi.
Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, 1 năm bọ trĩ có 12 vòng đời, các lứa gối nhau, con trưởng thành rất thích hút nhựa hoa.
Bọ trĩ thường gây hại mạnh vào sáng sớm và chiều tối, khi cường độ ánh sáng mạnh chúng thường ẩn náu trong hoa và mặt dưới lá.
Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh phát triển từ 15 – 25°C. Mưa làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là trưởng thành.
Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện ấm nóng, khô.
Đặc biệt, bọ trĩ đóng vai trò là vetor và có thể truyền virus cho cây trồng.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng để trừ bọ trĩ tồn tại trong tàn dư thực vật.
Ngăn ngừa cỏ dại tạo điều kiện thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ.
Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con.
* Biện pháp sinh học
Khuyến khích hoặc sử dụng các loài thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh Ceranisus sp.