Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây ớt bị nhiễm bọ trĩ.
Sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời thu hút bọ trĩ trưởng thành.
Sâu bọ
Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây ớt bị nhiễm bọ trĩ.
Sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời thu hút bọ trĩ trưởng thành.
Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa lá làm lá bị vàng, cây cằn cổi, kém phát triển, ngoài ra còn có khả năng truyền bệnh virus cho cây.
Trưởng thành và bọ non chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, khi mật độ cao làm lá vàng, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém.
Bọ trĩ rất nhỏ, mang 4 cánh dài, hẹp, màu vàng nhạt, thân dài khoảng 1mm.
Khi trưởng thành có kích thước nhỏ, chỉ dài 1 – 2 mm và màu vàng đậm hoặc nâu đen. Vòng đời từ 30 – 45 ngày.
Trứng bọ trĩ khi mới đẻ màu trắng sữa, khá nhỏ và có màu vàng nhạt khi sắp nở, trứng thường rải rắt ở búp lá. Vòng đời từ 2 – 4 ngày.
Sâu non chích hút ở lá non để lại những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có 1 chấm vàng, lúc đầu vàng trắng, sau biến thành nâu đen. Vòng đời từ 3 – 6 ngày.
Nhộng bọ trĩ trải qua 2 giai đoạn: tiền nhộng và nhộng giả. Vòng đời từ 2 – 5 ngày.
Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong các lớp lá non ở ngọn.
Bọ trĩ gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, gây hại trên nhiều cây rau màu và các cây trồng khác.
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có tính kháng thuốc cao.
Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Chăm sóc cây khỏe để hạn chế sự gây hại của bọ trĩ.
Tưới đủ ẩm cho cây trong suốt mùa khô.
Thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm sự xuất hiện của bọ trĩ để có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ các loại thiên địch như: Bọ rùa, ong ký sinh…
Sử dụng thuốc sinh học.