Sử dụng bẫy màu vàng (chậu bẫy và bẫy dính màu vàng) hoặc xanh da trời thu hút bọ trĩ trưởng thành (tương tự cách sử bẫy màu vàng phòng trừ rệp, rầy) làm giảm bọ trĩ gây hại trong vườn.
Sử dụng các loài thiên địch của bọ trĩ như: bọ rùa, ong ký sinh, nhện nhỏ Amblyseius cucumeria hay Neoseiulus degenerans và chế phẩm sinh học.
Triệu chứng
Bọ trĩ gây hại trên hoa dạ yến thảo ở mọi giai đoạn, đặc biệt trên các lá non và hoa.
Chúng hút nhựa cây làm xuất hiện những vết đốm màu trắng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của hoa: làm cánh hoa thâm đen, hoa màu nhạt, bị biến dạng và rụng rất nhanh.
Lá bị bọ trĩ hút nhựa cũng không còn xanh, quăn queo, thiếu sức sống.
Nhận biết sâu hại
Bọ trĩ non rất nhỏ, thân hình gần như trong suốt, hơi xanh nhạt nếu nhìn bằng mắt thường.
Bọ trĩ trưởng thành nhỏ, dài 1 – 2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại.
Vòng đời: Bọ trĩ có vòng đời sinh trưởng gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng thất và trưởng thành.
Nguyên nhân
Thời gian xuân hè là thời điểm để đối tượng gây hại này sinh trưởng, gây hại rất mạnh mẽ.
Khi mật độ trổng cây quá dày cũng có thể là điều kiện để cho bọ trĩ xuất hiện và gây hại cho cây trồng.
Khi trưởng thành chúng đẻ trứng rải rác trong mô lá. Bọ trĩ trưởng thành di chuyển rất nhanh, có cánh nên có thể bay nhảy giữa các cây với nhau, chúng tập trung nhiều ở trong các bông hoa.
Bọ trĩ cũng có thể gây hại bằng cách truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Áp dụng các biện pháp diệt cỏ trước và trong sản xuất.
Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ.
Cắt tỉa thường xuyên các cành lá khô hay hoa tàn úa cũng giúp hạn chế sự trú ngụ của bọ trĩ.
* Biện pháp hóa học
Phun phòng trừ định kỳ 10 ngày 1 lần bằng thuốc Reasgant 3.6EC, Sieufatoc 36EC liều lượng pha 10-15ml cho bình 16 lít nước.
Bọ trĩ là loài côn trùng có khả năng quen thuốc cao, vì vậy cần luân phiên thay đổi khi sử dụng thuốc BVTV.