Dùng bẫy màu vàng từ khi cây con để xác định mật số trưởng thành và quyết định thời điểm dùng thuốc.
Bọ trĩ
Sâu bọ
Triệu chứng
Bọ trĩ thường phân bố tập trung dọc theo rìa lá, con cái đẻ trứng trong mô lá.
Cả bọ trĩ non và bọ trĩ trưởng thành đều gây hại, chúng dùng miệng chích hút vào mô lá và thân cây để hút chất dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng kém.
Những lá bị hại nhẹ trên bề mặt lá có nhiều vết chấm nhỏ, khi bị hại nặng lá bị héo, biến màu vàng sau chuyển sang màu nâu đen.
Nhận biết sâu hại
Bọ trĩ có cơ thể rất nhỏ dài 0,8 – 1 mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời bọ trĩ gồm các pha phát dục sau:
Trưởng thành: Màu vàng, lưng và cánh màu xám nhạt, dài khoảng 1 mm.
Trứng: Hình hạt đậu, lúc mới đẻ có màu trắng, trứng thường được đẻ trong mô lá.
Bọ trĩ non: Có 2 tuổi, hình dạng gần giống bọ trĩ trưởng thành nhưng không có cánh. Khi mới nở bọ trĩ non có màu trắng trong sau chuyển thành màu nâu đỏ, bụng thuôn, cuối bụng có lông thưa. Sang tuổi 2 cơ thể có màu vàng nâu và di chuyển nhanh.
Tiền nhộng: Có hình thái giống với bọ trĩ non nhưng có thêm 2 mầm cánh, cơ thể phủ một lớp lông thưa, hai mắt màu nâu đỏ
Nhộng: Màu vàng nâu, có hình thái giống với giai đoạn tiền nhộng nhưng cánh trước kéo dài đến gần hết cơ thể, các lông trên cơ thể cũng dài hơn.
Nguyên nhân
Bọ trĩ thường phát sinh mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ bắt đầu tăng, vào các tháng mùa đông hoặc những thời điểm không có hành trên đồng ruộng.
Ngoài tác hại trực tiếp bọ trĩ còn là môi giới truyền một số bệnh virus nguy hiểm trên hành như: virus IYSV, virus TSWV.
Cả bọ trĩ non và bọ trĩ trưởng thành thường sống ở mặt dưới lá, do đó rất khó nhìn thấy, thuốc trừ sâu cũng khó tiếp xúc được với chúng.
Biện pháp phòng ngừa
Vệ sinh đồng ruộng thu dọn, các tàn dư từ vụ trước có thể đem chôn hoặc đốt.
Sử dụng màn/lưới phủ nông nghiệp để ngăn chặn trưởng thành đến đẻ trứng.