Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu/mức độ bệnh hại nhiều.
Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
Không nên phun khi có mưa, sắp mưa hoặc thời tiết nắng gắt.
Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Hướng dẫn phun bao nhiều ngày/mấy lần/cách nhau bao nhiêu ngày: Phun kỹ, tập trung vào chồi non, quả và phun đổi thuốc, phun lần hai sau khi phun lần đầu 10 -12 ngày nếu còn thấy xuất hiện các vết chích mới và bọ xít muỗi trên cây.
Ngừng phun trước thu hoạch: tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Triệu chứng
Các bộ phận chồi non, lá non, cành non, cuống hoa bị bọ xít muỗi chích hút nhựa gây héo khô đen, quả bị chích có nhiều vết thâm và phát triển dị dạng, nấm bệnh dễ dàng xâm nhập từ vết chích gây nên bệnh ghẻ vỏ quả bơ.
Bọ xít muỗi non và thành trùng chích hút lá non, phá hoa làm hoa khô, chích quả non làm quả rụng, quả già bị chai, quả nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sớm hay chiều mát (sau 5 giờ chiều).
Nhận biết sâu hại
Bọ xít muỗi có 2 loại màu nâu đỏ và xanh.
Vòng đời bọ xít muỗi từ 27 – 42 ngày tùy điều kiện thời tiết, nếu thời tiết lạnh quá thì bọ xít muỗi cũng có thể ngủ đông.
Bọ xít muỗi trưởng thành có thể sống trong vài tuần, có thể dài từ 6,5 – 8,5 mm, có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mong manh như chân muỗi.
Trứng có màu trắng, dài khoảng 1 mm
Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành, trải qua 5 tuổi với tổng thời gian là 10 – 16 ngày.
Nguyên nhân
Bọ xít muỗi thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp, cây quá dày.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật:
Thường xuyên thăm vườn vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp thời phát hiện bọ xít muỗi, đặc biệt vào thời gian cây bơ ra đọt non và mang quả non.
Vệ sinh vườn sạch sẽ để làm mất nơi trú ẩn của sâu bệnh.
Đất có hàm lượng Kali cao, có axit Photphoric, thường ít thấy bọ xít muỗi tấn công. Nên tăng cường bón phân có chứa Lân và Kali.
Khơi mương, đào rãnh để thoát nước.
Tỉa cành thông thoáng, xông khói xua đuổi, tốt nhất nên bao quả.
Bón phân cân đối hợp lý.
Chọn giống tốt sạch bệnh, kháng bệnh.
* Biện pháp sinh học:
Bón các loại phân hữu cơ có nấm đối kháng Trichoderma.
Nhân nuôi một trong hai loại kiến trên vườn để kiểm soát bọ xít muỗi: Kiến đen (Dolicoderus thoracicus), hoặc kiến vàng (Oecophylla smaragdina).
Bảo vệ các thiên địch bắt mồi (nhện, côn trùng ăn thịt khác).