Kiểm tra ruộng nho ngay từ đầu vụ, để phát hiện sớm các ổ trứng ở mặt dưới của lá (thường ở những lá gần chùm quả) rồi ngắt bỏ ổ trứng đem tiêu hủy. Cách làm này tuy hơi tốn công lao động nhưng nếu có điều kiện làm được thì đây là biện pháp diệt trừ bọ xít một cách chủ động nhất.
Vợt tay để bắt bọ xít vào sáng sớm hay chiều mát.
Một số dịch chiết từ các cây khác như cây tỏi, cứt lợn, trúc đào, cúc vạn thọ, ngải tây… cũng có tác dụng xua đuổi bọ xít.
Triệu chứng
Cả con trưởng thành và bọ xít non đều gây hại cho cây nho bằng cách chích hút nhựa của cây.
Cây bị suy dinh dưỡng, nếu nặng sẽ làm cho những bộ phận bị hại hoặc cả cây bị vàng úa, lá bị rụng sớm, trái non bị rụng, cây sinh trưởng và phát triển kém, từ đó gây thất thu năng suất cho cây.
Nhận biết sâu hại
Con trưởng thành của loài bọ xít này có mầu xanh lục sáng. Vòi chích hút có màu đỏ nâu. Râu đầu màu hồng, có những khoang trắng hồng xen kẽ nhau.
Trứng có dạng hình cầu, kích thước khoảng 1mm, màu trắng sữa và chuyển dần thành màu thâm đem khi gần nở.
Ấu trùng ở tuổi 1 có dạng bầu dục, đầu, chân và râu màu đen, bụng màu đỏ nâu, kích thước 1,3×1,2mm. Ngay giữa lưng bụng có 3 đốm đen, mặt dưới bụng có màu đỏ sậm.
Sau khi đẻ khoảng một tuần thì trứng nở ra ấu trùng (bọ xít con), ấu trùng có 5 tuổi, thời gian ấu trùng kéo dài khoảng 18-26 ngày.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây hại do bọ xít xanh gây ra.
Trưởng thành thường hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm hay chiều mát, hiện diện phổ biến trong các vườn rậm rạp.
Khi trời nắng gắt, bọ xít thường ẩn mình trong các tán lá.
Biện pháp phòng ngừa
* Biện pháp canh tác kỹ thuật
Không nên trồng quá dày, tỉa các cành già, bị sâu bệnh, cành vượt… để vườn cây luôn thông thoáng.
Nuôi kiến vàng trong vườn nho.
* Biện pháp hóa học
Sau khi cắt cành, ngắt lá bọ xít thường rơi xuống đất, nếu thấy mật độ nhiều có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để phun hạn chế gây hại ở vụ thu hoạch sau.