Bọ xít xanh

Sâu bọ

Dùng ánh sáng đèn hoặc lửa để thu hút bọ xít bay vào chết.

Dùng lưới kéo trên mặt ruộng để bắt bọ xít.

Dùng xác bọ xít giã ra pha với nước xịt trên ruộng để xua đuổi.

Triệu chứng

Bọ xít non và trưởng thành đều chích hút dịch cây làm cây còi cọc, vàng, chậm sinh trưởng hoặc sinh trưởng kém, làm cho lúa bị lép lửng. Năng suất lúa giảm khi mật độ cao.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành hình khiên, màu xanh nhạt; mắt màu đỏ đen hoặc đen; bụng có nhiều chấm đen; cánh che phủ hết đốt bụng.

Trứng hình trống, mới đẻ có màu xanh, sau chuyển màu hồng xám, trước khi nở có màu đỏ. Trứng đẻ từng ổ vào thân, lá xếp thành nhiều hàng thẳng thắn. Sau khi hoá trưởng thành 3 – 4 tuần, con cái có thể bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con đẻ từ 50 – 500 trứng, mỗi ổ trứng có từ 30 – 130 trứng.

Sâu non mới nở có màu vàng, hai mắt đỏ, chân và râu trong suốt. Sâu tuổi 2 có chân, đầu, ngực và râu màu đen; mép ngoài bụng có một điểm vàng. Sâu tuổi 3, 4 và 5 có màu xanh và có nhiều chấm đen, trắng rất rõ, cơ thể hình bầu dục. Chúng hại cây từ tuổi 2.

Vòng đời của bọ xít xanh khoảng 65 – 70 ngày: Trứng: 5 – 7 ngày (mùa đông 14 – 21 ngày), sâu non: 20 – 30 ngày, trưởng thành: sống nhiều tháng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân do bọ xít xanh gây ra.

Bọ xít trưởng thành sống nhiều tháng và có tập tính qua đông, qua hè. Hàng năm, bọ xít xanh hình thành 4 lứa. Chúng xuất hiện vào các tháng 10 – 12 và 3 – 4.

Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn. Trưởng thành có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số.

Điều kiện phát sinh của bọ xít xanh: về mùa: mùa xuân và hè thu. Về vụ: vụ mùa sớm và xuân muộn.

Ruộng lúa gần ruộng rau thì bị hại nặng hơn, bọ xít xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì phổ gây hại của bọ xít xanh rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày.

Bọ xít xanh xuất hiện tại khắp các vùng ở Việt Nam và thế giới.

Biện pháp phòng ngừa

Làm sạch cỏ dại trong ruộng và các bờ bao chung quanh.

Sạ, cấy với mật số vừa phải, không sạ, cấy dày.

Bón phân cân đối, hợp lý. Ở miền Nam nông dân có kinh nghiệm thường bón Ni – Ca, liều lượng: 15 – 20 kg/ha, vào giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ, giúp lúa cứng cáp, khoẻ mạnh, hạn chế đựơc sâu, bệnh phá hại.

Bảo vệ thiên địch của bọ xít đen là các loài ong ký sinh trứng như Telenomus Triptus, Nixon, Microphanurus Artabazus, Nixon, bọ ngựa (Raying Mantis), nấm ký sinh (Paecilomyces Farinosus) và ếch, nhái… ăn bọ non và trưởng thành.

Tìm hiểu chi tiết tại Tải ứng dụng!

Copyright 2023 – MobiFone

Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Giấy ĐKKD: 0100686209-087
Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

Khám phá

Liên hệ

Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội